Trái phiếu hiện đang là một kênh đầu tư được khá nhiều người ưa chuộng. Có thể nói dường như ai cũng chọn trái phiếu để thu về lợi nhuận. Chính vì vậy mà những năm gần đây các công ty, doanh nghiệp phát hành trái phiếu rất là nhiều. Trên thị trường tài chính Việt Nam hiện nay có lẽ tập đoàn Vingroup đã trở thành một cái tên nổi bật. Trái phiếu Vingroup đang được nhiều nhà đầu tư săn đón. Nó đã và đang được nhiều người quan tâm trong đó có bạn. Bạn đang muốn tìm hiểu cách mua trái phiếu Vingroup nhưng chưa biết phải thực hiện như thế nào? Mua trái phiếu Vingroup ở đâu? Lãi suất trái phiếu là bao nhiêu? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay ở bài viết này của iBond. Cùng theo dõi bạn nhé!

Tín phiếu là gì? Phân biệt tín phiếu, trái phiếu và cổ phiếu

Tín phiếu là một trong những giấy tờ có giá được nhiều tổ chức tài chính lớn quan tâm cho danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu tín phiếu là gì, mục đích phát hành và có nên đầu tư vào giấy tờ có giá này không? Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời đúng đắn, hãy tham khảo ngay các nội dung sau đây!

Tín phiếu là chứng chỉ xác nhận khoản nợ ngắn hạn được phát hành theo phương thức hợp pháp theo quy định để vay tiền.

Theo định nghĩa trên, tín phiếu được phát hành với kỳ hạn dưới 1 năm, tối đa 364 ngày. Mệnh giá tín phiếu là 100.000 đồng hoặc là bội số của 100.000 đồng. Tín phiếu được sở hữu dưới các hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ và các hình thức khác theo quy định pháp luật.

Phương thức phát hành giấy tờ này được quy định sẵn với các bên tham gia trong thông báo cụ thể. Các dạng thức chủ yếu bao gồm:

Đấu thầu thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Phương thức này được thực hiện công khai cho nhiều đối tượng mua khác nhau. Các đơn vị thực hiện đưa ra khối lượng và mức lãi suất có thể đáp ứng dựa trên tình hình tài chính thực tế của mình.

Bắt buộc theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Với trường hợp này, Thống đốc sẽ chỉ định phát hành hoặc mua lại các tín phiếu đã phát hành trước hạn với mức lãi suất công bố. Các tổ chức được chỉ định cần chuẩn bị đủ lượng tiền mua tín phiếu, nộp vào tài khoản thanh toán đặt tại Ngân hàng Nhà nước. Đến thời điểm thông báo, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện trích nợ thanh toán nếu đủ tiền hoặc xử phạt theo quy định nếu số dư không đủ.

Theo Thông tư số 01/2021/TT-NHNN, các chủ thể được phép phát hành tín phiếu bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính. Bên cạnh đó, các đối tượng được phép mua giấy tờ có giá này bao gồm: các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài.

Tín phiếu có mệnh giá được quy định bởi tổ chức phát hành

Các loại tín phiếu Việt Nam hiện nay

Hiện nay, đây là giấy tờ có giá đặc biệt được phát hành bởi 2 cơ quan đặc biệt uy tín tại Việt Nam: Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước:

Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu Chính phủ được phát hành bởi Kho bạc Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu ngân sách trong ngắn hạn; ổn định, phát triển thị trường tài chính; điều hành chính sách tiền tệ.

Tín phiếu Ngân hàng Trung ương (hay tín phiếu Ngân hàng Nhà nước) là loại tín phiếu được Ngân hàng nhà nước phát hành nhằm thực thi các nhiệm vụ kinh tế vĩ mô.

Tín phiếu chính phủ được phát hành nhằm hỗ trợ ngân sách nhà nước

Do đặc trưng nhằm thực thi chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu ngân sách nên các loại tín phiếu hiện nay tại Việt Nam thường được phát hành đến hệ thống các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại.

Quy định của Pháp luật về đối tượng phát hành, đối tượng mua, mệnh giá.

Theo Thông tư 01/2021/TT-NHNN, Chính phủ quy định về đối tượng phát hành, đối tượng mua và mệnh giá của tín phiếu như sau:

Đối tượng phát hành tín phiếu là các tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Việc phát hành tín phiếu được thực hiện theo giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức/chi nhánh này. Cụ thể gồm:

Mục đích phát hành tín phiếu

Giấy tờ có giá này được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phát hành nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Tạo ra lợi nhuận dựa trên lãi suất tín phiếu dù không quá lớn.

Điều tiết lượng cung tiền lưu thông trên thị trường tiền tệ.

Điều tiết sự luân chuyển đồng tiền đang lưu thông.

Là công cụ đắc lực để điều hành chính sách tiền tệ và lượng cung tiền thực tế trên thị trường tiền tệ.

Ngăn ngừa và hạn chế tình trạng lạm phát, ổn định giá cả và đảm bảo đời sống người dân tốt hơn.

Góp phần cải thiện chính sách và các quy định liên quan đến tiền tệ.

Kích thích và cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế thông qua điều tiết lãi suất nghiệp vụ thị trường mở.

Bù đắp thiếu hụt ngân sách Chính phủ trong ngắn hạn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước ở nhiều lĩnh vực.

Tín phiếu hỗ trợ bù đắp ngân sách ngắn hạn, đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội

Vai trò của tín phiếu hiện nay đã gắn liền với hoạt động điều tiết và phát triển thị trường vĩ mô. Chính vì vậy, đối tượng tham gia đa số là các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính có năng lực tài chính vững mạnh, có sức ảnh hưởng nhất định đến thị trường.

So sánh tín phiếu kho bạc và tín phiếu ngân hàng nhà nước

Bên cạnh việc thắc mắc tín phiếu là gì, nhiều nhà đầu tư còn hay nhầm lẫn giữa tín phiếu kho bạc và tín phiếu ngân hàng Nhà nước. Bảng so sánh sau sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn hai khái niệm này.

- Đấu thầu qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước

- Phát hành trực tiếp cho Ngân hàng nhà nước theo quy định do Bộ Tài Chính đưa ra.

- Phát hành bằng phương thức đấu thầu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về đấu thầu nghiệp vụ mở.

- Phát hành theo phương thức bắt buộc: Đây là phương thức phát hành được đưa ra căn cứ vào tình hình thực tế và mục tiêu về chính sách tiền tệ. Chính phủ có thể quyết định mua lại tín phiếu trước thời hạn đối với tín phiếu được phát hành bằng phương thức này.

Có 3 mốc kỳ hạn thường gặp là 13 tuần, 26 tuần và 52 tuần

Các loại kỳ hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài Chính quyết định nhưng không được vượt mốc 52 tuần.

- Đối với tín phiếu được phát hành theo phương thức đấu thầu: Bộ Tài chính sẽ quy định khung lãi suất trong từng phiên giao dịch, Kho bạc Nhà nước sẽ dựa vào khung đó để quyết định lãi suất cho từng phiên đấu thầu.

- Đối với tín phiếu được phát hành trực tiếp: Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước sẽ thỏa thuận để đưa ra mức lãi suất.

- Tổ chức mua tín phiếu phải thanh toán tiền mua cho Ngân hàng Nhà nước vào đúng ngày quy định.

- Khi đến ngày hết hạn, Ngân hàng Nhà nước phải thanh toán bằng mệnh giá cho tổ chức tín dụng. Nếu ngày đến hạn là chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ, việc thanh toán được dời đến ngày làm việc kế tiếp.

- Tín phiếu được phát hành theo phương thức đấu thầu được lưu ký theo quy định về lưu ký trái phiếu Chính phủ.

- Tín phiếu được phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước được lưu ký tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD)

Có nên đầu tư vào tín phiếu?

Với đặc điểm là một công cụ điều tiết chính sách tiền tệ linh hoạt, lãi suất của tín phiếu thường không cao so với một số giấy tờ có giá khác: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,... Tuy nhiên, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn trên thị trường mở vẫn luôn được sử dụng linh hoạt để đảm bảo khả năng hoạt động tốt nhất cho hệ thống tổ chức tín dụng. Đồng thời, lãi suất này cũng đảm bảo lượng cung tiền bổ sung ra thị trường không tăng quá nhanh, hạn chế lạm phát nhưng vẫn có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế.

Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất hiện nay? Thông tin mới

Lãi suất tín phiếu không quá cao để đáp ứng nhiều mục tiêu

Dù lãi suất không cao nhưng đây vẫn là một sản phẩm không thể thiếu trong danh mục đầu tư của các ngân hàng và tổ chức tín dụng hiện nay bởi:

Sự an toàn: Tín phiếu được phát hành dựa trên uy tín của tổ chức phát hành. Tại Việt Nam, chỉ có Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc nhà nước đại diện cho Chính phủ phát hành giấy tờ có giá này. Đây là 2 đối tượng phát hành có chỉ số uy tín cao. Vì vậy, giấy tờ phát hành bởi các tổ chức này cũng được đánh giá cao về sự an toàn và khả năng thanh toán đầy đủ khi đến hạn.

Tính thanh khoản cao: Khi cần hỗ trợ tài chính, các tổ chức có thể dùng các giấy tờ này để chiết khấu hoặc vay tiền. Là một giấy tờ có giá có độ an toàn cao, hoạt động tái chiết khấu và tái cấp vốn trên nghiệp vụ thị trường mở được tổ chức đặc biệt hiệu quả và được đơn vị phát hành hỗ trợ nhanh chóng.

Hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển bền vững của hệ thống và nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn. Bạn dễ dàng nhận thấy thông qua hoạt động thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước tác động nhanh chóng và sâu rộng vào toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tiếp đó, tác động này tiếp tục được lan truyền đến các chủ thể trong nền kinh tế, đứng đầu là các doanh nghiệp.

Dù lãi suất không cao nhưng đây là công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ, được Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, khi đầu tư vào giấy tờ có giá này, các tổ chức cũng nhận được sự an toàn và tính thanh toàn rất cao, đảm bảo hỗ trợ tốt cho tình hình tài chính của tổ chức bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra, nền kinh tế phát triển cũng là tiền đề quan trọng để hệ thống các tổ chức tín dụng và tài chính có cơ hội hoạt động ổn định và phát triển bền vững hơn. Vì vậy, các tổ chức nên đầu tư vào giấy tờ có giá này.