Đất Nước Phần Lan Màu xanh của nước hồ cùng với màu trắng tinh của tuyết gắn bó với người Phần Lan đến mức được chọn làm hai màu tiêu biểu cho quốc kỳ của nước này.

Helsinki – Nàng tiên của biển Baltic

Helsinki là thành phố lớn nhất Phần Lan, là trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa và khoa học kỹ thuật của Phần Lan. Helsinki gồm hơn 300 hòn đảo nằm bên bờ bắc của Vịnh Phần Lan, với dân số hơn nửa triệu người.

Helsinki không ngăn tầm nhìn mọi người với những tòa nhà cao tầng choáng ngợp hay những lâu đài cổ kính mà ở sự hài hòa giữa các công trình kiến trúc của con người với môi trường thiên nhiên và nhịp sống thanh bình của nó. Vì vậy, Helsinki được ví như là “nàng tiên của biển Baltic” và nhiều lần được xếp là một trong 10 thành phố có chất lượng cuộc sống tốt nhất trên thế giới.

Rovaniemi – Xứ sở của Ông già Noel và Tuyết

Rovaniemi là trung tâm của Lappi, vùng đất rộng lớn ở phía Bắc Phần Lan, cách Helsinki 815 km. Rovaniemi là quê hương của Ông già Noel và nơi có làng mang tên ông: “làng Santa Claus”, một điểm đến rất hấp dẫn với khách du lịch, nhất là vào mùa đông và dịp Giáng sinh. Bên cạnh nhà ở của Ông già Noel, trong làng còn có Quầy bán hàng lưu niệm, Công viên tuần lộc và đặc biệt là Bưu điện chính của Ông già Noel, nơi mỗi năm nhận hàng triệu lá thư của trẻ em từ khắp các châu lục.

(Nguồn trích dẫn: PHẦN LAN – Ngôi sao phương Bắc của tác giả Võ Xuân Quế)

Có nhiều lý do khiến ta say đắm Phần Lan và người Phần (những người được cho là hạnh phúc nhất thế giới). Thật khó để có thể liệt kê ra tất cả những điều đó, chúng tôi sẽ kể ra đây một danh sách ngẫu nhiên 21 sự thật và thông tin thú vị!.

Thưởng cà phê theo cách của người khiếm thị Được coi là quốc gia tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, các quán cà phê là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội của người Phần Lan. Đến thăm quê hương của Ông già Noel, bạn nhất định phải thử trải

Tervetuloa trong tiếng Phần Lan có nghĩa là Chào mừng. Chào mừng bạn đến với Thế giới Tiếng Phần Căn bản Tiếng Phần Lan, một trong các ngôn ngữ Finno-Ugric thuộc hệ ngôn ngữ Ural là ngôn ngữ được người dân Phần Lan sử dụng. Kể từ năm 1809, đây là ngôn ngữ chính thức

Lịch Sử Phần Lan? Chính làmột đất nước Bắc Âu với tuổi đời vài trăm năm. Phần Lan hình thành quốc gia rất muộn. Trong hơn 650 năm (từ 1155-1809) Phần Lan bị Thuỵ Điển đô hộ. Năm 1809, Thuỵ Điển bị thua trong cuộc chiến tranh với Nga hoàng và Phần Lan trở thành

Tên chính thức:           Cộng hòa Phần Lan

Thủ đô:                        Helsinki

Diện tích:                    338,145 km2

Dân số:                        ~ 5.5 triệu người

Đơn vị tiền tệ:             Euro (EUR)

Ngôn ngữ:                   Tiếng Phần Lan

Phần Lan là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu, giáp với Thụy Điển, Na-uy, Nga và Estonia. Trừ khu vực núi cao tại phía Tây Bắc, phần lớn diện tích còn lại của Phần Lan là vùng đất thấp. Đặc biệt, Phần Lan là một trong những quốc gia có nhiều hồ nhất trên thế giới, với tổng số khoảng 50,000 hồ và Saimaa là hồ lớn nhất rộng tới 4.400 km2.

Bên cạnh đó, quốc gia này cũng nổi tiếng có nhiều rừng với diện tích rừng chiếm tới ¾ lãnh thổ. Với địa lý như vậy, Phần Lan luôn nổi tiếng bởi quang cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp, những ngôi làng và bờ hồ nép mình dọc các cánh rừng như trong cổ tích.

Đến với Phần Lan, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội ghé thăm nhà thờ Oxthodox nổi tiếng, khám phá bến cảng và chợ trời thú vị tại Helsinki; tham quan các công trình cổ, dạo bộ bên bờ sông Aura xinh đẹp tại Cố đô Turku; ngắm những ngôi nhà gỗ đỏ nằm dọc bờ sông Poorvonjoki đắm chìm trong buổi chiều hoàng hôn tại thành phố Porvoo…

Tất cả những khung cảnh ấy sẽ trở thành những trải nghiệm tuyệt vời khó có thể quên được của các bạn du học sinh.

Khí hậu của Phần Lan có sự khác biệt khá rõ rệt giữ mùa hè và mùa đông. Do nằm gần cực Bắc nên thời tiết tại đây khá lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại thủ đô Helsinki khoảng -3 – -8°C vào mùa đông và khoảng 15 – 18°C vào mùa hè. Mùa đông tại Phần Lan nhiệt độ có thể xuống khá thấp, tuy nhiên không hề rét buốt.

Các bạn sinh viên chỉ cần chú ý mặc quần áo đủ ấm là hoàn toàn có thể thoải mái ra ngoài. Đặc biệt, chính nhờ vậy mà các bạn du học sinh sẽ có thêm trải nghiệm với tuyết, cùng mùa hè không hề nóng bức mà vô cùng đẹp đẽ với nắng vàng và gió nhẹ.

Từ một quốc gia bị tàn phá trong chiến tranh, Phần Lan đã tập trung xây dựng đất nước và vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh và tiềm năng phát triển hàng đầu thế giới với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn như: cơ khí, điện tử, viễn thông, hóa chất, dược phẩm, luyện kim và đóng tàu.

Chính phủ Phần Lan luôn chú trọng gắn giáo dục với nghiên cứu và sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế, trong đó hiện nay đang tập trung nhất vào Công nghệ Thông tin (điện tử viễn thông, phần mềm tin học, thiết bị tự động,…).

Theo Ủy ban Sáng tạo Châu Âu (EIS), Phần Lan được xếp là nền kinh tế sáng tạo thứ 3 trên thế giới, vượt xa mức trung bình của Châu Âu và Châu Mỹ. Cũng chính bởi vậy mà sinh viên du học tại Châu Âu, đặc biệt với khối ngành hiện đang là mũi nhọn truyền thống của quốc gia này, sẽ có cơ hội tiếp thu sự sáng tạo vượt bậc nơi đây.

Về xã hội, Phần Lan là một quốc gia nổi tiếng thanh bình, an toàn và có mức sống cao. Nhìn chung, con người nơi đây rất thân thiện và nhiệt tình.

Ngoài ngôn ngữ chính là tiếng Phần Lan, họ còn thông thạo tiếng Anh, tiếng Thụy Điển, tiếng Sami; đặc biệt tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất được sử dụng trong các trường học.

Do đó, các bạn hoàn toàn không cần lo lắng nếu không biết tiếng Phần Lan. Chỉ cần tiếng Anh, bạn cũng có thể giao tiếp và sinh sống tốt tại quốc gia này.

Phần Lan được coi là một trong những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất Châu Âu và thế giới, thậm chí vượt qua Mỹ về chất lượng đào tạo. Nổi tiếng với chủ trương “dạy trẻ học cách Học, chứ KHÔNG dạy trẻ học cách để thi”, giáo dục Phần Lan luôn chú trọng đào tạo cho học sinh cách tự học và học tập một cách đam mê, sáng tạo thông qua nhiều hoạt động: trò chơi, thảo luận, dự án,…; không học thuộc lòng, không thi cử.

Chương trình đào tạo cấp cao (Đại học và Sau Đại học) tại Phần Lan luôn được chính phủ quan tâm, chú trọng đầu tư. Hiện tại, trên cả nước có 20 trường Đại học Nghiên cứu và 30 trường Đại học Ứng dụng, với khuôn viên rộng lớn, hiện đại và chương trình giáo dục chất lượng cao. Đặc biệt, là một quốc gia luôn coi trọng tính công bằng, toàn bộ các trường Đại học tại Phần Lan đều được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng như nhau. Điều đó đảm bảo rằng kể cả bạn học tại trường nào, ở đâu, thành phố hay ngoại ô, nghiên cứu hay ứng dụng, thì chất lượng đào tạo đều được đảm bảo tương đương.

Phần Lan là một trong những quốc gia có mức sinh hoạt phí thấp tại Châu Âu, với chi phí trung bình cần cho một du học sinh là khoảng 500 – 700 EUR/tháng. Nếu như có kế hoạch và thói quen chi tiêu tiết kiệm, các bạn có thể chỉ cần khoảng 300 – 500 EUR/tháng.

Các khoản chi phí chính cần quan tâm bao gồm:

+ Giải trí, mua sắm…:  50 – 100 E

Tổng chi phí hàng tháng hết khoảng: 375 – 750 E

Tại Phần Lan, các bạn sinh viên có thể lựa chọn ở tại kí túc xá của trường, ở homestay (tại nhà dân) hay thuê nhà/ thuê phòng ở riêng.

Thông thường, nếu thuê phòng riêng (khoảng 14m2) trong một căn hộ sẽ cần khoảng 250 EUR/tháng, bao gồm cả điện, nước, internet và phí bảo trì căn hộ. Nếu may mắn hơn, các bạn có thể tìm được nhà dân hoặc ở chung cùng bạn bè thì chi phí có thể chỉ 100 – 150 EUR/tháng mỗi người.

Do Phần Lan là quốc gia yên bình, an toàn, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thuê nhà và ở riêng tại đây.

Sinh viên quốc tế được cho phép làm thêm 20h/tuần tại Phần Lan.

Các việc làm phổ biến tại đây thường là phục vụ trong quán cafe, trông trẻ, chăm sóc người già, giao báo, phụ bếp,…với mức lương khoảng từ 8 – 12 EUR/giờ.

Để tìm công việc được thuận lợi nhất, các bạn sinh viên nên có gắng chuẩn bị cho mình một vốn từ tiếng Phần Lan nhất định. Đặc biệt, trong các kì nghỉ, bạn hoàn toàn có thể sang các nước “hàng xóm” của Phần Lan tại Châu Âu để làm việc và trải nghiệm.

Các trường Đại học tại Phần Lan thường có các câu lạc bộ, hội nhóm sinh viên hoạt động vô cùng sôi nổi. B

ên cạnh đó, hội sinh viên Việt Nam tại Phần Lan cũng có những hoạt động thường xuyên, hỗ trợ rất tốt các du học sinh mới sang. Các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tham gia để có thêm trải nghiệm cũng như các mối quan hệ cho mình.

Tại Phần Lan, thời gian học trên lớp không nhiều, nhưng tài liệu đọc và tham khảo lại vô cùng lớn. Do đó, các bạn sinh viên cần cố gắng nỗ lực và chăm chỉ, tự tạo cho mình thói quen làm việc theo thời gian biểu để sắp xếp việc học, chơi và làm việc một cách tốt nhất.

Bên cạnh đó, khi học tập tại Phần Lan, các bạn sẽ có phép tới 28 quốc gia Châu Âu một cách dễ dàng mà không cần Visa.

Đây chính là cơ hội trải nghiệm tuyệt vời không dễ dàng có được, giúp bạn mở mang hiểu biết của mình về các nền văn minh Châu Âu.

NHỮNG NÉT VĂN HÓA ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI PHẦN LANVăn hóa Phần Lan là sự kết hợp của nhiều phong tục bản địa được thể hiện bằng ngôn ngữ quốc gia của họ (tiếng Đức, tiếng Thụy Điển và tiếng Phần Lan), các truyền thống văn hóa châu Âu và Bắc Âu. Phần Lan là nước giàu về văn hóa, một dân tộc tôn trọng cái đẹp, chân lý, và trên hết, quyền tự do biểu đạt của con người. Môi trường này đã nuôi dưỡng và sản sinh ra nhiều tài năng nổi tiếng trên thế giới, mỗi người đều để lại dấu ấn trong lĩnh vực của mình. Để đáp lại những người con tài năng của mình, người Phần Lan luôn mở rộng lòng mình, gia đình mình và lối sống của mình để đón nhận những niềm vui, vẻ đẹp mà nghệ thuật mang lại.Lễ hộiBên cạnh những thắng cảnh thiên đường, những món ăn gây nghiện thì Phần Lan còn quyền rũ du khách bằng những lễ hội độc đáo. Lễ hội ở Phần Lan không chỉ để giải trí mà còn là cơ hội để du khách hòa mình vào văn hóa bản xứ. Sau đây là một số lễ hội hàng đầu tại quốc gia châu Âu xinh đẹp này: Flow Festival – Lễ hội âm nhạc, nghệ thuật sôi động, Lễ hội Helsinki – lễ hội ở Phần Lan mang màu sắc nghệ thuật đa sắc màu, Lễ hội Helsinki Pride – lễ hội lớn dành cho cộng đồng LGBT, lễ hội bia Helsinki, Đêm Walpurgis – lễ hội ở Phần Lan truyền thống.ẨM THỰC PHẦN LANKhông chỉ nổi tiếng với những thắng cảnh tuyệt đẹp mà các món ăn truyền thống ở Phần Lan cũng khiến du khách mê mẩn không kém.Bánh mì lúa mạch đenNgười Phần Lan coi bánh mì đen (ruisleipä) như một món ăn quốc dân mà không ai không biết đến. Món bánh này được làm từ các nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe như: lúa mạch đen, bột mì hạt và bơ, vì vậy nó có tác dụng chống ôxy hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư, bệnh đường ruột, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và béo phì…Súp tỏi: Tỏi là một gia vị phổ biến tại Phần Lan nên chẳng có gì khó hiểu khi súp tỏi hay súp Valkosipul là một món ăn truyền thống nổi tiếng ở Phần Lan. Bạn có thể bắt gặp món khai vị này trong hầu hết các nhà hàng ở đây, thậm chí ngay cả ở chợ cũng phục vụ nó.Cá trích: Cá trích (Silli) là món ăn mang hương vị đặc trưng của ẩm thực Phần Lan. Những con cá tươi rói được vớt lên từ hồ, đem đi rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn rồi ướp muối, hành tây và mùi tạt vào là có thể đặt lên đĩa để thưởng thức kèm với khoai tây và bánh mì lúa mạch đen.Thịt tuần lộc: Thêm một món ăn truyền thống ở Phần Lan mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm đất nước xinh đẹp này là thịt tuần lộc (Poroliha). Nơi nổi tiếng với món ăn này chính là xứ ở cổ tích Lapland – ngôi làng của ông già Noel Santa Claus.Xúc xích đen Mustamakkara: Một trong những món ăn độc đáo của Phần Lan mà có màu đen chính là xúc xích Mustamakkara hay xúc xích huyết của vùng Tampere. Với các nguyên liệu như: thịt lợn, huyết lợn, lúa mạch đen và bột, đem trộn lại và nhét vào ruột lợn là bạn đã có được món xúc xích đen ấn tượng.NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG CỦA PHẦN LANThủ đô Helsinki: thành phố Helsinki – thủ đô lớn nhất của Phần Lan. Nơi đây hấp dẫn du khách không chỉ bởi cảnh quan thiên nhiên, với những bãi biển xinh đẹp, mà nó thu hút du khách bởi rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo ở bến cảng. Bên cạnh đó, du khách tới đây còn được khám phá rất nhiều địa điểm tham quan gần bến cảng như:

Cố đô Turku: Với vị trí nằm ở vùng biển Baltic, khi tới đây bạn không chỉ được ngắm nhìn không gian thiên nhiên đầy thơ mộng, mà còn được khám phá rất nhiều các công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố nữa nhé. Cùng với đó, nếu may mắn bạn còn được tham gia rất nhiều các lễ hội âm nhạc giải trí đặc sắc và các hoạt động hấp dẫn, thú vị nơi đây. Ngoài ra, xung quanh cố đô Turku vẫn còn rất nhiều địa điểm tham quan thú vị ở Phần Lan nữa mà bạn cũng không nên bỏ lỡ như:

Thành phố Lapland: Được xem là địa điểm tham quan, du lịch nổi tiếng nhất ở Phần Lan, thành phố Lapland là điểm đến thu hút được rất nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đế ghé thăm. Khi tới đây, bạn sẽ có cảm giác được chìm đắm vào một thiên đường cổ tích đầy thú vị, với những lớp băng tuyết trắng xóa, phủ kín nóc nhà, những ngọn đèn màu sắc lung linh, huyền ảo cùng với rất nhiều các hoạt động giải trí vô cùng hấp dẫn ở nơi đây như: Trượt tuyết do những chú chó Bắc Cực hay tuần lộc kéo xe, được gặp gỡ ông già Noel, thăm bưu điện nơi ông nhận thư của các bạn nhỏ trên khắp hành tinh và thăm xưởng đồ chơi khổng lồ của ông….

Thành phố Porvoo: Porvoo là thành phố cổ thứ hai ở Phần Lan, nơi mà vẫn giữ được rất nhiều nét cổ kính, mộc mạc ở giữa trung tâm thành phố. Du khách tới đây sẽ có cơ hội được ngắm nhìn vẻ đẹp bình dị của thành phố với những ngôi nhà gỗ đỏ ở ven sông, tạo nên một khung cảnh thanh bình, yên tĩnh, rất thích hợp cho những ai muốn du lịch Phần Lan để nghỉ dưỡng.

Ngày 6/12/1917, Phần Lan tuyên bố độc lập, thành lập nền Cộng hoà và trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu từ năm 1995. Phần Lan cũng là nước Bắc Âu duy nhất tham gia hệ thống đồng tiền chung Châu Âu với tư cách là thành viên sáng lập vào tháng 1/1999.

Tổng thống : Bà Tarja Halonen (XHDC), sinh 24/12/1943, nhậm chức từ 1/3/2006, nhiệm kỳ 2 (2006-2012). Thủ tướng : MATTI TANELI VANHANEN (Trung Tâm), sinh 04/11/1955, ( bầu 26/6/2003) Chủ tịch Quốc hội : Ông PAAVO LIPONEN (XHDC) Bộ trưởng Ngoại giao : Ông ERKKI TUOMIOJA (XHDC) – Địa phận hành chính : Phần Lan được chia thành 6 vùng : Aland, Etela-Suomen, Ita-Suomen, Lansi-Suomen, Lappi, Oulun

Hiện nay , Phần Lan là một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh nhất thế giới. Thành tựu này có được là nhờ ở các hàng điện tử, đặc biệt là công nghệ thông tin và điện thoại di động. Kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống, có chuyên môn hoá cao. Công nghệ hiện đại là chìa khoá của sự phát triển. Phần Lan là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về sử dụng Internet. 67% dân số sống ở đô thị, 33% dân sống ở vùng nông thôn.

Một số mặt hàng nông công nghiệp chính

Công nghiệp gỗ giấy : là ngành truyền thống của Phần Lan, 80% sản phẩm dành cho xuất khẩu. Gỗ tùng đỏ và gỗ vân sam Bắc Âu có chất lượng tuyệt hảo : mắt gỗ nhỏ và ít, vân đẹp, chịu nội lực tốt, ít bị nứt bên trong, được khách hàng đánh giá cao. Hàng năm sản xuất khoảng 9 triệu tấn bột giấy, đứng thứ hai thế giới sau Canada về xuất khẩu giấy, tổng giá trị gần 4 tỉ USD/năm. Phần Lan cung cấp khoảng 1/5 máy xén giấy trên thế giới. Finnforest là công ty sản xuất sản phẩm gỗ lớn nhất châu Âu. Doanh thu hàng năm là 1,8 tỷ Euro với 7700 nhân viên, là thành viên chính của tập đoàn Metsaliito hoạt động trong 2 lĩnh vực chính là chế biến (cung cấp các sản phẩm gỗ xẻ) và sản phẩm gỗ có phụ gia cao cấp. Mạng lưới kinh doanh của công ty có mặt trên hơn 20 quốc gia. Finnforest có 12 nhà máy chế biến ở Phần Lan, ngoài ra có 16 nhà máy khác tại Thụy Điển và Na Uy với tổng sản lượng là 1.550.000 m3/năm.

Công nghiệp luyện kim : nổi tiếng nhất là luyện đồng. Phần Lan là một trong những nước đứng đầu Tây Âu về sản xuất đồng 65.000 tấn, kẽm 175.000 tấn/năm.

Công nghiệp đóng tàu, vận tải : chủ yếu đóng các loại tàu đặc biệt như tàu phá băng, tàu chở khách, tàu nghiên cứu biển, dàn khoan dầu.

Công nghiệp hoá chất, dược phẩm, điện tử : cũng phát triển cao.

– Tổng kim ngạch xuất khẩu : 84,72 tỉ USD (2006) Các mặt hàng XK chính : Máy móc và thiết bị, hóa chất, kim loại, gỗ xây dựng, giấy, bột giấy (1999) Các đối tác XK chính : Nga 11.2%, Thụy Điển 10.7%, Đức 10.5%, Anh 6.6%, Mỹ 6.2%, Hà Lan 4.8% (2005) – Tổng kim ngạch nhập khẩu : 71,69 tỉ USD (2006) Các mặt hàng NK chính : Thực phẩm, dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, hóa chất, thiết bị giao thông, sắt, thép, máy móc, hàng dệt may, ngũ cốc Các đối tác NK chính : Đức 16.2%, Thụy Điển 14.1%, Nga 13.9%, Hà Lan 6.2%, Đan Mạch 4.6%, Anh 4.3%, Trung Quốc 4.2% (2005)

Đất nước của mặt trời lúc nữa đêm và những đêm Bắc cực. Cũng như nhiều nước châu Âu khác. Phần Lan được hưởng sự giao mùa, đặc trưng là một mùa hè ấm áp nhưng ngắn ngủi, một mùa đông tuyết phủ huyền bí. Khí hậu độc đáo của Phần Lan thu hút khá nhiều du khách mỗi năm.

Những hoạt động Bắc Cực kỳ thú như những chuyến đi bằng xe tuần lộc kéo hay xe trượt tuyết tự bạn lái đã khiến cho mùa Đông trở nên thời gian thu hút nhiều khách nước ngoài nhất. Nhiều đoàn người kéo về vùng phía Bắc và phía Đông của Phần Lan vào những đêm mùa Đông quang trời, hy vọng được chiêm ngưỡng sự thoáng hiện của Vừng Sáng Bắc Cực tuyết đẹp.

Lễ hội trượt tuyết phía Bắc Phần Lan

Tuyết rơi nhiều nhất vào giữa tháng Ba, trung bình dày từ 60 đến 90 cm (23.6 đến 35.4 in) ở phía Đông và phía Bắc, và khoảng từ 20 đến 30 cm (7.9 đến 11.8 in) ở phía Nam của Phần Lan. Mặt hồ đóng băng vào cuối tháng Mười Một và đầu tháng Mười Hai,và trong những mùa Đông khắc nghiệt biển Baltic cũng bị đóng băng dường như hoàn toàn.

Mùa hè thường bắt đầu vào cuối tháng Năm ở miền Nam Phần Lan và kéo dài đến giữa tháng Chín. Những vùng nằm ở phía Bắc vòng Bắc Cực có những ngày địa cực đặc trưng, gọi một cách lãng mạn là mặt trời nửa đêm, những ngày này mặt trời không hề lặn. Vùng cực Bắc của Phần Lan có tới 73 ngày như vậy mỗi năm.

Phần lớn người dân Phần Lan chuẩn bị kỳ nghỉ Hè của mình vào trước lúc giữa Hè. Đây là thời gian của huyền thoại Juhannus – bữa tiệc Hạ Chí. Đối với du khách cũng như người dân Phần Lan, đây là thời gian đẹp nhất trong năm để tận hưởng cảm giác được nhảy xuống nước hồ ấm áp sau mỗi lần tắm hơi.

Phần Lan là nước giàu về văn hóa, một dân tộc tôn trọng cái đẹp, chân lý, và trên hết, quyền tự do biểu đạt của con người. Môi trường này đã nuôi dưỡng và sản sinh ra nhiều tài năng nổi tiếng trên thế giới, mỗi người đều để lại dấu ấn trong lĩnh vực của mình. Để đáp lại những người con tài năng của mình, người Phần Lan luôn mở rộng lòng mình, gia đình mình và lối sống của mình để đón nhận những niềm vui, vẻ đẹp mà nghệ thuật mang lại.

Vào những năm 1920, một kiến trúc sư trẻ tên là Alvar Aalto đã gây nên một sự ngạc nhiên khi đoạt giải trong một cuộc thi kiến trúc danh tiếng. Công trình của anh là sự sử dụng tài tình ánh sáng, các đường cong, các loạI gỗ, tạo nên sự hài hòa vớI thiên nhiên xung quanh. Những sáng tạo trên kết hợp với tính lạc quan tươi trẻ đã đưa anh trở thành một trong những kiến trúc sư vĩ đại nhất mà thế giới từng biết.

Phần Lan trong bảng xếp hạng quốc tế

Phần Lan – đất nước có mặt trời vào lúc nửa đêm, có kiến trúc hiện đại, về thành phố Helsinki, về tắm hơi và tuần lộc. Nhưng bạn có biết rằng quê hương của điện thoại di động Nokia, sản phẩm nha khoa xylitol, Linus Torvalds và tay đua công thức một Kimi Räikkönen là Phần Lan? Bạn có biết Phần Lan là một người “khổng lồ” trên các bảng xếp hạng quốc tế:

Nhưng đứng cao trên các bảng xếp hạng không phải là điều duy nhất làm nên một đất nước Phần Lan tuyệt vời, một mảnh đất đầy thú vị để tới thăm, sống, học tập và làm việc tại đó.

Phần Lan xây dựng một Xã hội thông tin

Với tỷ lệ internet, điện thoại di động, và giao dịch ngân hàng điện tử trên đầu người cao hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Phần Lan có một cơ sở hạ tầng thông tin đảm bảo cho việc hoạch định tương lai của mình.Với chỉ hơn 5 triệu người, Phần Lan có tới 20 trường đại học hàng đầu, gần 26 trường đại học khoa học ứng dụng, nhiều trường kỹ nghệ tiên tiến, và rất nhiều tổ chức nghiên cứu nổi tiếng thế giới, cung cấp một trong những lực lượng lao động được đào tạo tốt nhất thế giới.

Lớp học tại trường Đại học Nghiên cứu Helsinki

Nền tảng vững chắc này giúp phát triển một cơ sở hạ tầng về thương mại, khoa học, và kỹ thuật thuộc hạng tiên tiến và thân thiện với con người nhất thế giới.Nếu bạn muốn trở thành một bộ phận của tương lai ngay từ hôm nay, hãy kết nối với Phần Lan. Đất nước này đã xây dựng nên một xã hội thông tin hàng đầu thế giới, tạo ra một môi trường sáng chế và hỗ trợ tốt nhất cho những thành tựu hoàn hảo trong các lĩnh vực công nghệ, kinh doanh, khoa học, nghệ thuật và giải trí.

Các nhà nghiên cứu Phần Lan đang đi đầu trong một số lĩnh vực như làm giầu rừng, vật liệu mới, môi trường, hệ thần kinh, vật lý học nhiệt độ thấp, nghiên cứu trí tuệ, công nghệ sinh học, công nghệ gen/di truyền, và tất nhiên là thông tin liên lạc. Những thành tựu của họ đã nói lên tất cả về họ. Thí dụ, ý tưởng về hệ thống thần kinh do Professor Teuvo Kohonen/Giáo Sư Teuvo Kohonen đưa ra có thể là một thành tựu khoa học của Phần Lan được phổ biến rộng rãi nhất từ trước tới nay.

Những đánh giá quốc tế về sáng chế, nghiên cứu và phát triển, công nghệ và năng lực cạnh tranh đã công nhận Phần Lan thuộc các các nước đi đầu trong các lĩnh vực này.

Năm 2006 khối nhà nước và tư nhân ở Phần Lan đã đầu tư khoảng 5.8 tỷ Euro vào các công trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tương đương khoảng 3.5% của GDP. Đó là con số đứng đầu thế giới, xét về mặt tương đối.

Hội Đồng Chính Sách Khoa Học và Công Nghệ của Phần Lan, do Thủ Tướng đứng đầu, chịu trách nhiệm về việc hoạch định chính sách khoa hoc, công nghệ và sáng chế quốc gia. Thành viên của HộI Đồng này được chọn từ cả hai khối: nhà nước và tư nhân. Trong khu vực nhà nước, các bộ của chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách, và tương tự như vậy, các công ty đóng vai trò tích cực trong khốI tư nhân. Ngoài ra, còn có một số tổ chức giúp viêc cố vấn, hỗ trợ và tài chính, hợp tác và giúp đỡ quá trình thực hiện chính sách và trong các công việc phát triển sáng chế cụ thể.

Các ngành công nghiệp chính của Phần Lan là kim loại, và cơ khí, chế biến lâm sản, công nghệ thông tin và liên lạc. Những phát minh và phát triển vật liệu đã tạo ra rất nhiều sản phẩm mớI và quan trọng.

Các kỹ sư và nhà khoa học Phần Lan đã để lại dấu ấn quốc tế trong nhiều lĩnh vực và sản phẩm, bao gồm điện thoại đi động, tầu phá băng, tầu biển du lịch, thang máy, máy làm giấy, chu trình sản xuất giấy thân thiện với môi trường, động cơ điêden, thuyền buồm, la bàn, mồI câu cá, máy biến tần, khoan đá, máy thu hoạch cây, sản phẩm ngừa thai, ông hút trong phòng thí nghiệm, kéo và rìu, cùng với các hệ thông mã hóa internet, và rất nhiều các sản phẩm khác trong lâm nghiệp, cơ khí, và công nghệ thông tin liên lạc. Trong lĩnh vực thông tin liên lạc phảI kể đến hệ thông điều hành Linux do Linus Torvalds phát triển.

Là một điểm đến thú vị ở Bắc Âu, Phần Lan khoác lên mình vẻ đẹp dịu dàng mà kín đáo. Đến với đất nước Phần Lan, du khách như bước vào một thế giới cổ tích trong những câu chuyện thần thoại Bắc Âu với nét cổ kính trong lối kiến trúc của những ngôi nhà, ngôi đền. Mặc khác, đất nước cũng sở hữu những thành phố phát triển với vẻ đẹp lộng lẫy xa hoa.  Phần Lan cũng là nước Bắc Âu duy nhất tham gia hệ thống đồng tiền chung Châu Âu với tư cách là thành viên sáng lập vào tháng 1/1999.

1155: Người truyền giáo đầu tiên là người Thụy Điển đến Phần Lan. Phần Lan trở thành một phần lãnh địa của Thụy Điển.

1809: Thụy Điển nhượng Phần Lan cho Nga hoàng, Nga hoàng tuyên thệ Phần Lan là nửa tự trị của lãnh địa đại công tước như một quốc vương lập hiến.

1917: Phần Lan tuyên bố độc lập chủ quyền, không còn là vùng tự trị của Nga hoàng vào ngày 6 tháng 12.

1919: Phần Lan thiết lập hiến pháp, trở thành một quốc gia cộng hòa với sự đứng đầu là tổng thống.

1939-1940: Liên Xô tấn công Phần lan, nổ ra cuộc Chiến tranh Liên Xô – Phần Lan (1940).

1941-1944: Cuộc chiến tranh giữa Phần Lan và Liên Xô tiếp tục trong cuộc chiến Continuation War. Một phần lãnh thổ của Phần Lan phải nhựơng lại cho Liên Xô.

1955: Phần Lan gia nhập Liên hiệp quốc và trở thành thành viên của Bắc Âu năm 1956.

1995: Phần Lan trở thành thành viên của Liên minh Châu âu.

Từ một nước bị tàn phá sau chiến tranh và phải trả một khoản bồi thường chiến tranh lớn giữa những năm 1940, Phần Lan đã tập trung vào xây dựng đất nước và đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế có sức cạnh tranh và tiềm năng phát triển hàng đầu thế giới với nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống, có chuyên môn hoá cao như công nghiệp gỗ giấy; luyện kim; đóng tàu và vận tải; cơ khí; điện tử, viễn thông; công nghiệp hoá chất, dược phẩm. Về nông nghiệp, Phần Lan có 2.504 ngàn héc-ta đất trồng trọt (chiếm 8% diện tích), tự túc 85% lương thực.

Một số mặt hàng nông công nghiệp chính

Phần Lan tiến hành công nghiệp hóa nhanh chóng sau Thế chiến II, đạt mức GDP bình quân đầu người ngang bằng với Nhật Bản và Anh vào đầu những năm 1970. Ban đầu, phần lớn sự phát triển dựa trên hai nhóm ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu, là “công nghiệp kim loại” (metalliteollisuus) và “công nghiệp rừng” (metsäteollisuus). Các “ngành công nghiệp kim loại” bao gồm đóng tàu, gia công kim loại, ngành công nghiệp xe hơi, các sản phẩm thiết kế như động cơ và điện tử, và sản xuất kim loại (thép, đồng và crom). Những con tàu du lịch lớn nhất thế giới được chế tạo tại các xưởng đóng tàu của Phần Lan. “Ngành công nghiệp rừng” bao gồm lâm nghiệp, gỗ, bột giấy và giấy, và là một sự phát triển hợp lý dựa trên nguồn tài nguyên rừng rộng lớn của Phần Lan (77% diện tích được bao phủ bởi rừng, phần lớn là sử dụng tái tạo). Trong ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nhiều công ty lớn nhất có trụ sở tại Phần Lan (Ahlstrom, Metsä Board, và UPM). Tuy nhiên, nền kinh tế Phần Lan đang dần đa dạng hóa, mở rộng sang các lĩnh vực khác như điện tử (như Nokia), đo lường (Vaisala), nhiên liệu vận tải (Neste), hóa chất (Kemira), tư vấn kỹ thuật (Pöyry) và công nghệ thông tin (ví dụ Rovio Entertainment, nổi tiếng với tựa game Angry Birds), và không còn bị chi phối bởi hai ngành công nghiệp kim loại và rừng. Tương tự như vậy, cấu trúc đã thay đổi, với tỉ trọng các ngành dịch vụ ngày càng tăng, và với việc công nghiệp sản xuất ngày càng giảm tầm quan trọng; nông nghiệp thì chỉ chiếm một phần nhỏ.

Công nghiệp gỗ giấy : là ngành truyền thống của Phần Lan, 80% sản phẩm dành cho xuất khẩu. Gỗ tùng đỏ và gỗ vân sam Bắc Âu có chất lượng tuyệt hảo : mắt gỗ nhỏ và ít, vân đẹp, chịu nội lực tốt, ít bị nứt bên trong, được khách hàng đánh giá cao. Hàng năm sản xuất khoảng 9 triệu tấn bột giấy, đứng thứ hai thế giới sau Canada về xuất khẩu giấy, tổng giá trị gần 4 tỉ USD/năm. Phần Lan cung cấp khoảng 1/5 máy xén giấy trên thế giới. Finnforest là công ty sản xuất sản phẩm gỗ lớn nhất châu Âu. Doanh thu hàng năm là 1,8 tỷ Euro với 7700 nhân viên, là thành viên chính của tập đoàn Metsaliito hoạt động trong 2 lĩnh vực chính là chế biến (cung cấp các sản phẩm gỗ xẻ) và sản phẩm gỗ có phụ gia cao cấp. Mạng lưới kinh doanh của công ty có mặt trên hơn 20 quốc gia. Finnforest có 12 nhà máy chế biến ở Phần Lan, ngoài ra có 16 nhà máy khác tại Thụy Điển và Na Uy với tổng sản lượng là 1.550.000 m3/năm.

Công nghiệp luyện kim : nổi tiếng nhất là luyện đồng. Phần Lan là một trong những nước đứng đầu Tây Âu về sản xuất đồng 65.000 tấn, kẽm 175.000 tấn/năm.

Công nghiệp đóng tàu, vận tải : chủ yếu đóng các loại tàu đặc biệt như tàu phá băng, tàu chở khách, tàu nghiên cứu biển, dàn khoan dầu.

Công nghiệp hoá chất, dược phẩm, điện tử : cũng phát triển cao.

Khí hậu: Mùa hạ ấm. Mùa đông dài và rất lạnh, nhất là ở phía Bắc.

Khí hậu của Phần Lan có sự khác biệt rõ rệt vào mùa đông và mùa hè, nhiệt độ trung bình hằng năm tại thủ đô Helsinki khoảng 5,3°C. Nhiệt độ cao nhất vào ban ngày ở miền Nam của Phần Lan đôi khi cũng lên tới 25 °C. Vào mùa đông, nhất là vào những tháng 1, tháng 2, nhiệt độ thông thường là -20 °C. Phía cực bắc của Phần Lan, dưới vòng Bắc Cực, vào mùa hè có đợt Mặt trời không lặn trong khoảng 73 ngày, đó là những ngày “hè đêm trắng”, còn vào mùa đông Mặt Trời không mọc trong 51 ngày liền.

Những hoạt động Bắc Cực kỳ thú như những chuyến đi bằng xe tuần lộc kéo hay xe trượt tuyết tự bạn lái đã khiến cho mùa Đông trở nên thời gian thu hút nhiều khách nước ngoài nhất. Nhiều đoàn người kéo về vùng phía Bắc và phía Đông của Phần Lan vào những đêm mùa Đông quang trời, hy vọng được chiêm ngưỡng sự thoáng hiện của Vừng Sáng Bắc Cực tuyết đẹp.

Tuyết rơi nhiều nhất vào giữa tháng Ba, trung bình dày từ 60 đến 90 cm (23.6 đến 35.4 in) ở phía Đông và phía Bắc, và khoảng từ 20 đến 30 cm (7.9 đến 11.8 in) ở phía Nam của Phần Lan. Mặt hồ đóng băng vào cuối tháng Mười Một và đầu tháng Mười Hai,và trong những mùa Đông khắc nghiệt biển Baltic cũng bị đóng băng dường như hoàn toàn

Mùa hè thường bắt đầu vào cuối tháng Năm ở miền Nam Phần Lan và kéo dài đến giữa tháng Chín. Những vùng nằm ở phía Bắc vòng Bắc Cực có những ngày địa cực đặc trưng, gọi một cách lãng mạn là mặt trời nửa đêm, những ngày này mặt trời không hề lặn. Vùng cực Bắc của Phần Lan có tới 73 ngày như vậy mỗi năm.

Phần lớn người dân Phần Lan chuẩn bị kỳ nghỉ Hè của mình vào trước lúc giữa Hè. Đây là thời gian của huyền thoại Juhannus – bữa tiệc Hạ Chí. Đối với du khách cũng như người dân Phần Lan, đây là thời gian đẹp nhất trong năm để tận hưởng cảm giác được nhảy xuống nước hồ ấm áp sau mỗi lần tắm hơi.

Văn hoá Phần Lan được hình thành cách đây rất lâu. Kết thúc thế kỷ cuối cùng, tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc nổi bật lên ở các làn nghệ thuật khi người Phần Lan tìm thấy sự đồng nhất của chính bản thân họ. Minh chứng lớn nhất trong thời gian này là “thiên sử thi Kalevala’’ – thể loại văn nổi tiếng trên thế giới của dân tộc Phần Lan. Thể loại này dựa trên nền tảng văn hoá dân gian của cư dân Carêli – Đông Bắc Châu Âu cổ xưa và nó là nguồn cảm hứng to lớn đối với các nghệ sỹ Phần Lan và nước ngoài.

Thiên nhiên sạch đẹp và nguyên sơ luôn là nét đặc sắc trong nghệ thuật Phần Lan: âm nhạc, thiết kế, kiến trúc và văn chương. Phần Lan có rất nhiều những văn nghệ sỹ, hoạ sỹ, kiến trúc sư và nhà thiết kế…nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài: Jean Sibelius (nghệ sỹ sáng tác), Akseli Gallén – kallela (hoạ sỹ), Alvar Aalto (nhà thiết kế và kiến trúc sư)….

Phần Lan có một trong những hệ thống an sinh xã hội rộng rãi nhất thế giới, một hệ thống đảm bảo tốt điều kiện sống cho tất cả người dân. Kể từ những năm 1980, an sinh xã hội đã được cắt giảm, nhưng hệ thống an sinh xã hội của Phần Lan vẫn là một trong những hệ thống an sinh xã hội phát triển toàn diện nhất và tiến bộ nhất trên thế giới. Hệ thống an sinh xã hội (giáo dục, y tế, phúc lợi) của Phần Lan được hình thành trong 3 thập niên đầu tiên sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh.

Kế hoạch hưu trí của Phần Lan được hình thành từ năm 1937, đến năm 1957, chính phủ Phần Lan thiết lập một kế hoạch lương hưu cải thiện tạo cơ sở để hình thành Luật Hưu trí quốc gia. Vào đầu thập niên 60, kế hoạch lương hưu được bổ sung thêm quỹ lương hưu tư nhân. Trợ cấp thất nghiệp được hình thành vào năm 1959 và 1960, đổi mới vào năm 1972. Trong những thập niên 50 và 60, việc xây dựng mạng lưới bệnh viện, giáo dục nhân sự về y tế được thực hiện nhiều hơn. Hệ thống trợ cấp nhà ở được mở rộng trong thập niên 60, hướng tới toàn bộ dân cư. Từ năm 1963 tới đầu thập niên 70, hệ thống bảo hiểm sức khỏe được thiết lập. Các quan chức y tế bắt đầu nhấn mạnh đến các bệnh viện địa phương nhỏ hơn.

Vào thập niên 80, chi phí xã hội ở Phần Lan chiếm khoảng 24% GDP. Chưa tới 10% chi phí này do những người lao động trả, phần còn lại do nhà nước và chủ lao động trả. Cuối thập niên 80, Bộ Quan hệ xã hội và Sức khỏe định hướng hệ thống phúc lợi thông qua năm vụ: Bảo hiểm xã hội, Phúc lợi xã hội, Y tế, Chính sách chất cồn và điều độ, và Lao động. Trong chính sách xã hội, có 3 ban chủ yếu chịu trách nhiệm về phúc lợi xã hội, y tế và bảo hộ lao động. Các quan chức cấp tỉnh giám sát các chính quyền địa phương – các chính quyền tự trị – cung cấp chăm sóc xã hội. Đầu thập niên 80, nhà nước chi trả 30% cho lương hưu và các dịch vụ xã hội, chủ lao động trả 40%, chính quyền địa phương 15% và người nhận dịch vụ trả phần còn lại. Mọi người dân ở Phần Lan không phải trả tiền cho giáo dục ở bất kỳ mức học nào, kể cả khi theo học trường y hay trường luật. Người về hưu ở Phần Lan được chăm sóc tốt, còn người thất nghiệp được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp rất cao.

Hệ thống an sinh xã hội của Phần Lan cung cấp cho người dân:

Phần Lan được biết đến là một trong những quốc gia hiện đại nhất, đổi mới nhất của Châu Âu với hệ thống giáo dục nổi tiếng thế giới, nó đã trở thành điểm đến phổ biến của sinh viên quốc tế trong những năm gần đây.

Nhiều trường đại học Phần Lan có danh tiếng học thuật nguyên sơ. Đầu tiên và quan trọng nhất là Đại học Helsinki, trường đại học lâu đời nhất và lớn nhất của đất nước, theo sát là Đại học Aalto, cũng nằm ở Helsinki.

Với hệ thống giáo dục hoạt động cực tốt đó, Phần Lan có đến hơn 14.000 sinh viên quốc tế chọn du học. Tính đến năm 2019, Phần Lan vượt qua Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Ucs, New Zealand về điểm toán, khoa học và đọc. Các trường đại học ở Phần Lan được xếp hạng trong 3% hàng đầu toàn cầu.

Nền giáo dục Phần Lan đã chú trọng đầu tư cho học sinh từ thời thơ ấu để bước vào thế giới thật, cung cấp cho các em những công cụ để có một cuộc sống ý nghĩa. Học sinh được giảng dạy thông qua phương pháp tiếp cận đa ngành kết hợp tự học, giải quyết vấn đề và phát triển bản thân, đảm bảo trải nghiệm học tập toàn diện từ mầm non đến đại học.

Giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, Phần Lan phân biệt giữa các trường đại học truyền thống hướng đến nghiên cứu và cái được gọi là “Các trường đại học Khoa học Ứng dụng” (UAS), hoặc các trường bách khoa.

Các cơ sở này cung cấp chất lượng cao, giáo dục định hướng thực hành và do đó tập trung ít hơn vào nghiên cứu học thuật cổ điển. Bởi vì xếp hạng đại học thường thiên về nghiên cứu, những trường tốt này có xu hướng bị loại trừ, mặc dù chúng mang lại cơ hội tuyệt vời cho sinh viên quốc tế – đặc biệt là ở cấp độ cử nhân.

– Với hơn 18 năm kinh nghiệm và chủ đầu tư là người Phần Lan, nhân viên Edulinks được huấn luyện để mang đến những thông tin tư vấn và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho PH & HS-SV quan tâm đến du học Phần Lan.

– Edulinks có văn phòng Hà Nội sẽ hỗ trợ các bạn khi ra phỏng vấn tại đại sứ quán.

– Hỗ trợ tìm người đưa đón sinh viên tại sân bay Helsinki và các vùng khác trên khắp đất nước Phần Lan

– Hỗ trợ sinh viên trong thời gian học tại Phần Lan.

Cần tìm hiểu bất kỳ thông tin nào thêm quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ ngay với Edulinks TẠI ĐÂY hoặc gọi Hotline: 0913 452 361 (Ms Châu) – 0919 735 426 (Ms Chi) để được hỗ trợ tốt nhất.

Văn phòng 4: 29 KP 2, P. Hố Nai, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai