Tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu
Biểu thuế nhập khẩu thông thường áp dụng từ 15/7/2023
Quy định về áp dụng thuế suất thông thường với hàng hoá nhập khẩu được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 15/2023/QĐ-TTg có hiệu lực từ 15/7/2023 là một trong những chính sách mới về xuất nhập khẩu có hiệu lực tháng 7/2023.
Theo đó, biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường với hàng hoá nhập khẩu gồm:
- Danh mục của mặt hàng có mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng 0% (mô tả hàng hoá và mã hàng 08 chữ số: 97 chương theo danh mục hàng hoá nhập khẩu Việt Nam):
(những mặt hàng này được quy định tại Mục I, mục II phụ lục II Nghị định số 26/2023/NĐ-CP).
- Mức thuế suất thông thường cho từng mặt hàng tại Biểu thuế suất thuế nhập khẩu thông thường với hàng hoá nhập khẩu kèm theo Quyết định này: Cá sống, Thạch cao plaster dùng trong nha khoa, quặng sắt, tinh quặng sắt, quặng đồng và tinh quặng đồng, khí dầu mỏ sử dụng làm nhiên liệu động cơ…
Đồng thời, mức thuế thông thường bằng 150% mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng áp dụng với:
(hàng hóa nhập khẩu hưởng thuế suất ưu đãi/thuế suất ưu đãi đặc biệt theo điểm a, b khoản 3 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
8 trường hợp nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc
Đây tiếp tục là một nội dung đáng chú khác tại Thông tư 23/2023/TT-BGTVT. Theo đó, việc tạm đình chỉ ngay công việc là một hình thức xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không.
Tuy nhiên, việc bị tạm đình chỉ ngay công việc sẽ không được thay thế hình thức xử lý kỷ luật lao động theo Bộ luật Lao động.
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT, nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Vi phạm quy định, nội quy lao động gây sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không.
(2) Bị điều tra, khởi tố trong vụ án hình sự.
(4) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu/hơi thở khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
(5) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân.
(6) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển người, tài sản, hàng hóa trái phép;
(7) Sử dụng hoặc dương tính với chất ma túy hoặc chất kích thích trái phép.
(8) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
Việc tạm đình chỉ ngay được người sử dụng lao động/người được ủy quyền thực hiện bằng lời nói tại thời điểm phát hiện nhân viên hàng không có hành vi vi phạm.
Sau khi tạm đình chỉ bằng lời nói, người sử dụng lao động/người được ủy quyền có thời hạn 48 giờ để ra quyết định tạm đình chỉ, trong đó nêu rõ thời hạn tạm đình chỉ.
Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày tính kể từ thời điểm thực hiện bằng lời nói.
Trên đây là các chính sách mới về lao động có hiệu lực tháng 9/2023. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 của LuatVietnam để được hỗ trợ giải đáp chi tiết. Xem thêm bài tổng hợp Chính sách mới nổi bật có hiệu lực tháng 9/2023.
Lao động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ học nghề đến 2 triệu đồng
Ngày 08/8/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 52/2023/TT-BTC hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Điều 10 Thông tư 52/2023/TT-BTC nêu rõ, lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề nếu đáp ứng điều kiện đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khoá đào tạo.
Mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống bằng mức chi theo thông báo của cơ sở đào tạo nghề nghiệp nhưng tối đa không quá 02 triệu đồng/người/khóa học. Mỗi người lao động chri được hỗ trợ 01 lần.
Các chi phí còn lại do doanh nghiệp nhỏ và vừa và người lao động thỏa thuận với nhau.
Thông tư 52/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/9/2023.
Mức phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O từ 21/7/2023
Quy định mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) được Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư số 36/2023/TT-BTC ngày 06/6/2023 là chính sách mới về xuất nhập khẩu có hiệu lực tháng 7/2023.
Theo đó, mức phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá được quy định như sau:
- Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá: 60.000 đồng/bộ C/O.
- Cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá: 30.000 đồng/bộ C/O.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 21/7/2023.
Trên đây là giải đáp chi tiết về: chính sách mới về xuất nhập khẩu có hiệu lực tháng 7/2023. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp, tư vấn cụ thể hoặc theo dõi LuatVietnam để được cập nhật mới nhất các văn bản về xuất nhập khẩu.
Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, ngoài hạn ngạch thuế quan
Ngày 15/7/2023 cũng là ngày có hiệu lực của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Theo đó, ban hành kèm theo Nghị định 26 này là bốn phụ lục về các biểu thuế sau đây:
- Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế gồm mã số hàng hoá, mô tả hàng hoá, mức thuế suất thuế xuất khẩu (0%, 10%, 30%, 17%, 15%, 5%, 22%...) áp dụng với từng mặt hàng, mặt hàng chịu thuế xuất khẩu.
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế gồm: Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với 97 chương theo danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi với một số mặt hàng thuộc Chương 98…
- Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp đối với mặt hàng xe ô tô chở người từ 15 chỗ ngồi trở xuống, đã qua sử dụng.
- Danh mục hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng thuộc diện áp dụng hạn ngạch thuế quan.
Quy định mới về hồ sơ xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu, sẽ có hiệu lực từ ngày 17/7/2023.
Theo đó, trước khi xác định xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu, người khai hải quan phải thực hiện xác định trước xuất xứ. Và điểm mới trong hồ sơ xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu ở Thông tư 33/2023/TT-BTC so với quy định cũ tại Thông tư 38/2018/TT-BTC cụ thể như sau:
- Một bản chính Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Một bản chụp bản kê khai chi phí sản xuất và bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước nếu nguyên liệu, vật tư đó được dùng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hoá khác.
- Một bản chụp quy trình sản xuất hoặc giấy chứng nhận phân tích thành phần.
- Một bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hoá.
Nộp hồ sơ đề nghị qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc một bộ hồ sơ giấy (nếu hệ thống trên chưa đáp ứng) đến Tổng cục Hải quan, gồm:
- Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Một bản chụp bản kê nguyên liệu, vật tư dùng để sản xuất hàng hoá gồm các thông tin: Tên, mã số của hàng hoá, xuất xứ nguyên liệu, vật tư cấu thành sản phẩm, giá CIF hoặc giá tương đương của nguyên liệu, vật tư do nhà sản xuất/nhà xuất khẩu cung cấp.
- Một bản chụp bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất hàng hoá hoặc giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cung cấp.
- Một bản chụp Catalogue hoặc hình ảnh hàng hoá.
Như vậy, theo quy định mới, không quy định bắt buộc phải nộp qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trong khi đó, chỉ có trường hợp Hệ thống xử lý này chưa đáp ứng được thì người khai hải quan mới được gửi hồ sơ giấy đến Tổng cục Hải quan.
Đồng thời, trong thành phần hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hoá cũng có một số thay đổi theo so sánh ở bảng nêu trên.