Xuất khẩu cà phê khoảng một thập kỷ trước trị giá 20 tỷ USD, đến nay nó đã lên đến 465,9 tỷ USD (theo GlobeNewswire). Mặc dù đại dịch toàn

Indonesia – Xuất khẩu 668,677 tấn cà phê

Kinh doanh cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế của Indonesia. Cả nước hiện đang trồng và xuất khẩu hơn 20 giống cà phê. Chủ yếu được đặt tên theo các vùng trồng cà phê, một số giống cà phê phổ biến ở Indonesia là Bali, Flores, Sumatra, Java, Papua và Sulawesi. Cây cà phê của Indonesia được công nhận là có thân gỗ chắc chắn, có hương vị của đất và vị chua thấp.

Mexico – Xuất khẩu 270,000 tấn cà phê

Mặc dù là người đến sau, ngành kinh doanh cà phê đang bùng nổ ở Mexico. Trong khi các đồn điền cà phê không được đưa vào sử dụng cho đến cuối thế kỷ 18 ở Veracruz, Mexico hiện là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Loại cây này được trồng trên 16 bang ở Mexico. Mexico chủ yếu xuất khẩu cà phê Arabica chế biến ướt. Phần lớn cà phê được sử dụng để pha chế và cà phê rang đậm. Các loại bao gồm bourbon, caturra, maragogype và Mundo Novo.

Guatemala – Xuất khẩu 204,000 tấn cà phê

Nằm ở phía đông của Mexico và phía tây của Honduras, Guatemala cũng là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn trên thế giới. Nước này là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất khắp Trung Mỹ trong thế kỷ 20 (trước khi bị Honduras vượt qua). Từ thế kỷ 19, xuất khẩu cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế đất nước.

Các vùng sản xuất cà phê trong nước là những vùng có khí hậu cận nhiệt đới ôn hòa. Những vùng này bao gồm Antigua, Atitlan, Cao nguyên Fraijanes, Cao nguyên Huehuetenango, Nuevo Oriente, Volcan San Marcos và Rainforest Coban. Hương vị cà phê Guatemala sẽ được xác định bởi vị trí của đồn điền. Loại được trồng ở Tây Nguyên có vị chua từ hoa và thường có vị cay hoặc vị socola. Những loài xuất thân từ các khu vực núi sẽ ít có tính axit vì chúng đã tiếp xúc với vùng biển Caribe hoặc Thái Bình Dương.

Và đó là những thông tin nhằm giải đáp cho câu hỏi “cà phê Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới?”. Có thể thấy cà phê Việt Nam vẫn đang ở vị trí thứ hai trên thế giới. Thế nhưng, nếu chúng ta không tận dụng lợi thế đó cùng với những ưu đãi từ Hiệp định thương mại EVFTA, UKVFTA sẽ dễ dàng bị các đối thủ khác vượt mặt.

Số liệu trong bài viết được lấy từ Alibaba.com

TPO - Theo Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 xuất khẩu chè của Việt Nam đạt hơn 120.000 tấn, trị giá hơn 210 triệu USD. Việt Nam là nước xuất khẩu đứng thứ 5 trên thế giới.

Sáng 5/11, tại Phú Thọ diễn ra Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao” hướng tới mục tiêu chuyển đổi 70% diện tích sang các giống chè mới vào năm 2025.

Các đại biểu trao đổi tại Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao.

Theo Cục trồng trọt, diện tích chè cả nước năm 2023 đạt hơn 122.000 ha, giảm khoảng 12.000 ha so với năm 2015, tốc độ giảm bình quân 0,32%/năm. Nguyên nhân do Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc đã chuyển đổi diện tích chè già cỗi, giống cũ, năng suất và chất lượng thấp sang cây trồng khác, đặc biệt chuyển đổi sang cây ăn quả tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Trái ngược với diện tích, năng suất chè tăng từ gần 86 tạ/ha lên hơn 100 tạ/ha, điều này đạt được là do thay đổi cơ cấu giống và kỹ thuật canh tác.

Tuy diện tích giảm nhưng do năng suất tăng nên sản lượng chè năm 2022 đạt hơn 1,1 triệu tấn, tăng 125.000 tấn so với năm 2015.

Năm 2023, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt hơn 120.000 tấn, trị giá hơn 210 triệu USD, giảm 17% về lượng và 11% về giá trị so với năm 2022. Giá chè xuất khẩu trung bình trong năm 2023 ước đạt 1.737 USD/tấn, tăng 7,3% so với năm 2022.

6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu chè đạt 62.000 tấn, trị giá 106 triệu USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 30% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá bình quân chè xuất khẩu đạt 1.710,0 USD/tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Phát biểu tại diễn đàn, Ông Hoàng Vĩnh Long - Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam - cho biết: “Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới. Ngành chè nước ta có trên 1,5 triệu người trực tiếp tham gia trồng và sản xuất chè và khoảng 2,5 triệu người gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè”.

Ông Hoàng Vĩnh Long - Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam - phát biểu tại diễn đàn.

Đáng nói, giá chè xuất khẩu bình quân của nước ta chỉ đạt khoảng 65% so với mức bình quân của thế giới và chỉ bằng 55% giá bình quân của chè xuất khẩu từ Ấn Độ và Sri Lanka. Nguyên nhân bởi phần lớn chè xuất khẩu của Việt Nam là hàng thô, chưa qua chế biến sâu, đóng gói đơn giản, thiếu nhãn mác, thương hiệu rõ ràng.

Hiện nay, sản phẩm chè Việt Nam đã xuất khẩu đi nhiều nước và vùng lãnh thổ, trong đó Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc), Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU là những thị trường trọng điểm, chiếm khoảng 70% về lượng và hơn 70% về trị giá xuất khẩu.

Tuy nhiên, thị trường chè thế giới còn khó tính, đòi hỏi sự an toàn và chất lượng sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất chè phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh theo đúng quy chuẩn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp phép trên 260 thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam để phòng trừ sâu, bệnh đối với cây chè. Với thành phẩm đầu ra, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm chè. Dư lượng kim loại nặng trên chè cũng được quy định chi tiết.

Tại Việt Nam, cây chè đã trở thành cây công nghiệp phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều lao động. Cây chè được phát triển chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc với khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước; kế đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7,0% và khu vực đồng bằng Bắc bộ 4,0%. Một số địa phương có diện tích chè lớn, như: Thái Nguyên (22,3 nghìn ha), Hà Giang (21,5 nghìn ha), Phú Thọ (16,1 nghìn ha), Lâm Đồng (10,8 nghìn ha)…

Hiện nay, Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng, như: Chè shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14… và các giống chè nhập nội như PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân… Trong đó, chè shan là giống chè quý, được phát triển lâu đời tại một số địa phương khu vực phía Bắc như: Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên… Với khoảng trên 24% tổng diện tích trồng chè cả nước. Chè shan bao gồm các giống: Chè shan công nghiệp, shan vùng cao và shan đầu dòng. Hiện những rừng chè shan cổ thụ với nhiều cây hàng trăm năm tuổi của Việt Nam đang cho sản phẩm có nhiều đặc tính quý và là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất chè sạch, chè đặc sản, cũng như các sản phẩm chè chế biến có giá trị gia tăng cao.

Theo đánh giá của Hiệp hội chè Việt Nam, những năm gần đây, năng suất và sản lượng chè của Việt Nam liên tục tăng nhờ sự chuyển biến tích cực về giống, kỹ thuật canh tác và tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương ban hành nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ chè. Đặc biệt đã có nhiều giải pháp đồng bộ được áp dụng trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trên sản phẩm chè đã cho những kết quả khả quan.

Các thị trường chính của sản phẩm chè Việt Nam là Pakistan, Trung Quốc, Nga và Indonesia… Trong đó, thị trường Trung Quốc, chiếm 12-15% khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Các sản phẩm làm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú, được đảm bảo sản lượng và chất lượng, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng và được tiêu thụ tại nhiều thị trường trong và ngoài nước. Một số thương hiệu chè đang được ưa chuộng như: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô long, chè Hương, chè thảo dược…

Từ khi bùng dịch COVID-19 trong năm 2020 đến nay, mặc dù phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh song chè là một trong những sản phẩm duy trì được sản xuất, không bị đứt gãy trong quá trình xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu chè của Việt Nam sang nhiều thị trường chính được đảm bảo ổn định. Theo đó, năm 2020 xuất khẩu chè ước đạt 134.964 tấn, trị giá 217,7 triệu USD, với giá 1.613 USD/tấn.

Bước sang năm 2021, theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), khối lượng xuất khẩu chè tháng 3/2021 ước đạt 10 nghìn tấn với giá trị đạt 16 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 3 tháng đầu năm 2021 đạt 26 nghìn tấn và 41 triệu USD, giảm 3,1% về khối lượng nhưng tăng 6,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Hiệp hội chè Việt Nam cũng nhận định, năm 2020 ngành chè gặp rất nhiều khó khăn, khi các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp đã ký kết nhưng do dịch COVID -19 khiến nhiều hợp đồng bị giãn, hoãn, thậm chí một số hợp đồng còn bị yêu cầu giảm giá, trong khi đó, các hợp đồng mới gần như không có. Đáng chú ý, vấn đề chi phí vận tải cũng gây khó khăn cho nhiều ngành hàng nông sản, trong đó có ngành chè. Mọi năm, chi phí vận tải chỉ khoảng 700 – 900 USD/container thì năm nay lên tới 2.700 – 3.000 USD/container, cao gấp 3 lần, tạo sức ép rất lớn về chi phí, trong khi giá chè lại giảm.