Dự thảo quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ mục tiêu, đến năm 2050, Hưng Yên là thành phố trực thuộc Trung ương gồm 8 quận và là một trong những đô thị quan trọng trong Mạng lưới đô thị Quốc gia.
Tập trung nguồn lực đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ
Nhiệm vụ trọng tâm của Bắc Ninh trong thời gian tới là tập trung nguồn lực đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển; chuyển đổi và thu hút đầu tư vào nhóm ngành mới.
Phấn đấu trước năm 2030 tỉnh Bắc Ninh có 04 thành phố: Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong; 02 thị xã: Quế Võ, Thuận Thành; 02 huyện: Lương Tài, Gia Bình. Tỉnh Bắc Ninh đạt tiêu chí đô thị loại I và trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Đồng thời, thực hiện thực chất, hiệu quả cải cách hành chính, chuyển đổi số; xây dựng chính quyền số gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khơi dậy khát vọng phát triển cho người dân và doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài.
Đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao sản xuất thiết bị bán dẫn
Về phương hướng phát triển các ngành quan trọng, Bắc Ninh sẽ chú trọng phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, hình thành trung tâm điện tử hàng đầu Việt Nam gắn với công nghệ thông minh, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn, có tác động lan tỏa để trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh và của cả nước. Đa dạng hóa, đẩy mạnh phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao sản xuất thiết bị bán dẫn, công nghệ thông tin, công nghiệp dược phẩm, y tế, thiết bị năng lượng tái tạo... nhằm nâng cao vị thế ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Xây dựng Bắc Ninh trở thành trung tâm mua sắm, thương mại và tiêu dùng của vùng Thủ đô; thúc đẩy phát triển thương mại gắn với phát triển đô thị xanh, bền vững tạo không gian sống lý tưởng để thu hút nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng, bền vững; tập trung vào các ngành dịch vụ giá trị cao, có tiềm năng, lợi thế như: dịch vụ công nghệ thông tin, viễn thông, logistics, tài chính và các dịch vụ hỗ trợ khác.
Sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế
Nghị quyết của Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với nghị quyết.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế được đổi tên để hoạt động với tên gọi thành phố Huế kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Chính phủ, HĐND, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (HĐND, UBND thành phố Huế kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thi hành) và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành nghị quyết này.
Sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.
Trường hợp HĐND quận thuộc thành phố Huế không đủ hai phần ba tổng số đại biểu HĐND được bầu theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì thường trực HĐND thành phố Huế chỉ định quyền chủ tịch HĐND quận theo đề nghị của thường trực HĐND thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.
Chủ tịch UBND thành phố Huế chỉ định quyền chủ tịch UBND, UBND quận lâm thời và quyết định thành lập cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận lâm thời. UBND quận lâm thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận theo quy định và hoạt động cho đến khi UBND quận nhiệm kỳ 2026 - 2031 được thành lập.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1589/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi, ranh giới quy hoạch bao gồm phần lãnh thổ tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích tự nhiên là 822,71 km2, gồm 08 đơn vị hành chính: 02 thành phố (Bắc Ninh và Từ Sơn), 02 thị xã (Quế Võ và Thuận Thành) và 04 huyện (Tiên Du, Yên Phong, Gia Bình và Lương Tài).
Đến năm 2037, tỉnh Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn giới thiệu khái quát nội dung quy hoạch tỉnh. Theo dự thảo Quy hoạch, tỉnh Hưng Yên phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 8%/năm, giai đoạn 2026 - 2030 đạt khoảng 8,5%/năm. GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 8.550 USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 12 - 13 tỷ USD vào năm 2030. Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 khoảng 58 - 60%.
Đặc biệt, dự thảo Quy hoạch đưa mục tiêu, đến năm 2037, tỉnh Hưng Yên trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 3 quận, 2 thành phố, 5 thị xã, phát triển các đô thị Văn Giang, Mỹ Hào, Hưng Yên là các quận mới của thành phố, trong đó điều chỉnh tên gọi Thành phố Hưng Yên hiện hữu là quận Phố Hiến.
Phát triển 2 thành phố Yên Mỹ, Văn Lâm hướng đến mô hình các quận mới của đô thị toàn Tỉnh. Phát triển các huyện theo mô hình đô thị toàn huyện bao gồm thị xã Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ, tương lai là cấu trúc các quận của thành phố Hưng Yên.
Tầm nhìn đến năm 2050, Hưng Yên là thành phố trực thuộc Trung ương gồm: 8 quận là Văn Giang, Mỹ Hào, Phố Hiến, Văn Lâm, Yên Mỹ, Kim Động, Ân Thi, Khoái Châu; 2 thị xã là thị xã Tiên Lữ, thị xã Phù Cừ. Là một trong những đô thị quan trọng trong Mạng lưới đô thị Quốc gia, là đô thị Xanh - Thông minh, có Bản sắc và có tính Tiên phong, dẫn dắt các hoạt động Đổi mới Sáng tạo; là một trong những động lực phát triển quan trọng của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ; Trung tâm Du lịch Văn hóa - Lịch sử có thương hiệu của cả nước và quốc tế.
Để hiện thực hóa các định hướng trong Quy hoạch Tỉnh, Hưng Yên đưa ra 5 quan điểm phát triển gồm: phát triển dựa vào khai thác các lợi thế về vị trí địa lý của Tỉnh; phát triển nhanh, tạo bước đột phá trên cơ sở thu hút các nhà đầu tư lớn, hình thành các khu chức năng quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại; phát triển bền vững, bao trùm, gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế; phát triển theo hướng đô thị xanh, thông minh, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước phát triển hài hòa các tiểu vùng của Tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Về tổ chức không gian phát triển, Hưng Yên lựa chọn mô hình “mạng lưới” đa cực tích hợp, dựa trên cấu trúc khung phát triển gồm 2 vùng, 2 hành lang, 5 trục và 3 trung tâm.
Trong đó, phân vùng phát triển phía Bắc và phía Nam được phân định theo không gian trục đường Tỉnh lộ TL.378C kéo dài, là tuyến kết nối mới quan trọng từ nút giao Tân Phúc - cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và tuyến đường cao tốc nối nút giao Lý Thường Kiệt với đường cao tốc Bắc Nam, tuyến đường “Di sản” ven sông Hồng. Vùng phát triển phía Nam là vùng phát triển đô thị - khoa học công nghệ - dịch vụ - du lịch và công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; vùng bảo tồn, phát huy mạnh mẽ những giá trị cốt lõi của văn hóa Phố Hiến xưa; giàu bản sắc văn hóa của trung tâm vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Vùng phát triển phía Bắc là vùng phát triển đô thị - công nghiệp năng động của Tỉnh gắn với Thủ đô Hà Nội, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, trục hành lang kinh tế - đô thị quan trọng quốc gia, quốc tế (Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng) và cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng).
Ở 5 trục phát triển, Quy hoạch tỉnh Hưng Yên đưa ra 2 trục phát triển Bắc - Nam và 3 trục phát triển Đông - Tây gắn kết với các hành lang kinh tế quốc gia (Quốc lộ 1A, cao tốc và đường sắt Bắc - Nam; vùng phát triển phía hữu ngạn sông Hồng (Hà Nội, Hà Nam và vùng Hòa Bình, Sơn La).
Về định hướng phát triển các ngành quan trọng, Tỉnh sẽ tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, giá trị gia tăng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia. Hình thành các khu công nghiệp quy mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, theo hướng công nghệ sạch với các tiêu chí nghiêm ngặt về lựa chọn ngành và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
Về dịch vụ, tập trung phát triển các dịch vụ đào tạo bậc cao, đào tạo nghề, đưa Hưng Yên trở thành địa điểm du lịch trong ngày và cuối tuần dành cho người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận đến tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề, vườn hoa, cây ăn quả và các loại hình du lịch mua sắm, vui chơi - giải trí. Ngoài ra, ưu tiên phát triển các dịch vụ vận tải, logistics, thương mại, khoa học - công nghệ, tài chính - ngân hàng, thông tin và truyền thông, các dịch vụ hạ tầng đô thị.
Về nông nghiệp, Tỉnh hướng đến phát triển nông nghiệp đặc sản, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ưu tiên các vùng sản xuất cây ăn quả (nhãn, cây có múi, vải), lúa gạo, dược liệu, hoa cây cảnh. Hình thành các khu vực thử nghiệm và nhân rộng mô hình nông nghiệp thông minh. Thiết lập các mô hình nông nghiệp thông minh, tiến tới xây dựng Hưng Yên trở thành trung tâm nông nghiệp thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng.
Về phát triển các khu đô thị, bất động sản, Tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; xây dựng các khu đô thị, các dự án phát triển nhà ở và bất động sản đã có trong quy hoạch, đã có chủ trương hoặc được chấp thuận đầu tư khu vực phía Bắc tỉnh. Đẩy mạnh thu hút đầu tư các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị, các dự án phát triển nhà ở... về phía Nam tỉnh, hướng đến thu hút nhân lực có tay nghề cao về làm việc và sinh sống tại tỉnh Hưng Yên.
Xác định rõ “điểm nghẽn” hạ tầng hiện nay, tỉnh Hưng Yên sẽ tập trung đầu tư các tuyến quốc lộ, cao tốc, đường sắt, đường thủy, phát triển cảng cạn ICD gắn với logistics. Đồng thời, phát triển hạ tầng lưới điện phân phối trung và hạ áp đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp.