Theo các báo cáo tổng hợp, triển vọng thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa không quá khả quan trong năm 2023. Khoảng thời gian chống chọi với dịch Covid-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến cho nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi tăng chi phí dẫn đến tăng giá. Kết hợp với đó là ảnh hưởng từ chiến tranh Nga-Ukraine cũng đã góp phần làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến sữa tăng mạnh.

Tham vọng cạnh tranh trong tăng trưởng của các ông lớn ngành sữa

Theo nhiều đơn vị dự báo, năm nay sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với thị trường sữa Việt Nam khi tiêu thụ kênh nội địa đang đối mặt tình trạng suy giảm do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong khi nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tại các thị trường xuất khẩu có vẻ không đủ bù đắp cho thị trường trong nước.

Khó khăn vĩ mô có thể khiến nhu cầu tiêu thụ sữa tăng chậm lại từ đó khiến doanh thu sẽ tăng trưởng chậm theo. Theo đánh giá của Vinamilk, các đối thủ cạnh tranh trong thị trường sữa đang có những động thái khiến thị phần của Vinamilk ở một số phân khúc sản phẩm dần bị đe dọa, vì thế công ty sẽ phải cân nhắc khi tăng giá bán sản phẩm.

Năm 2023, giá sữa nguyên liệu dự báo sẽ quay về vùng giá của năm 2021, là điều kiện để biên lợi nhuận của Vinamilk tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, công ty cũng sẽ phải lên kế hoạch điều chỉnh giá thu mua sữa tươi từ nông trại và chi phí bao bì thêm từ 1,5%-5% để mức lợi nhuận gộp sẽ tăng trở lại tuy nhiên với tốc độ chậm.

Theo Báo cáo thường niên vừa mới được công bố, giai đoạn 2022-2026, Vinamilk dự kiến nới rộng thị phần lên thêm 0,5%, để đạt mức 56% và doanh thu thêm 5% để đạt 64.070 tỷ đồng mặc dù bức tranh kinh doanh của hãng vẫn còn đang phải đối mặt nhiều khó khăn. Mục tiêu xa hơn, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng trên tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế vào năm 2026, đồng thời đạt mục tiêu chiếm hơn 63% doanh số toàn thị trường sữa.

Trong khi đó, một ông lớn khác – TH Milk lại đang tập trung phát triển, tiên phong đi đầu trên con đường chuyển đổi xanh.

Chiến lược Tập đoàn TH đề ra cho mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính bắt đầu từ việc thông qua các sáng kiến, sáng tạo trong việc chuyển đổi cũng như việc sử dụng các công nghệ xanh tiên tiến trong việc quản lý năng lượng hiệu quả tại các nhà máy của TH, đồng thời sử dụng các loại năng lượng tái tạo…

Theo đó, Tập đoàn cũng đề ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trực tiếp tại trang trại và nhà máy, trung bình đạt 15%/năm ở phạm vi phát thải khí nhà kính trực tiếp. Kết quả, với rất nhiều giải pháp đồng bộ và hành động quyết liệt, trong năm 2022, hệ thống trang trại của TH đã thành công giảm phát thải trung bình hơn 20%/đơn vị sản phẩm và vượt kế hoạch đề ra.

Những thông tin trên được cập nhật từ “Báo cáo ngành chế biến thực phẩm Việt Nam quý 2 năm 2023”. Báo cáo cung cấp đầy đủ thông tin về kinh tế vĩ mô, cung – cầu thương mại của thị trường sữa tại Việt Nam, các thông tin liên quan và dự báo từ những dữ liệu được cập nhật mới nhất.

ĐĂNG KÝ ĐỂ NHẬN TƯ VẤN BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG SỮA

VIRAC có thể nghiên cứu, làm báo cáo customize để đáp ứng những nhu cầu đặc biệt, chuyên sâu của khách hàng. Đăng ký đề bài TẠI ĐÂY.

VIRAC cung cấp hơn 20 ngành kinh tế như: Bất động sản, Bột giấy và Giấy, Da giầy, Dầu khí, Dệt may, Điện, Đồ uống, Dược phẩm, Gỗ, Hàng không, Hóa chất, Kinh tế vĩ mô, Linh kiện điện tử, Logistics, Lưu trú, Nhựa, Ô tô, Than, Thép, Thức ăn chăn nuôi, Thực phẩm, Vật liệu xây dựng, Khoáng sản, Viễn thông, Xi măng,….

Liên hệ để được tư vấn nhanh nhất:

VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:

Cụ thể, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020 nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%.

Với kết quả trên, năm 2021, Việt Nam xuất siêu hơn 4 tỷ USD.

Năm 2021, cả nước có 8 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, tăng 2 nhóm so với năm 2020. 2 nhóm mới đạt được mốc chục tỷ USD là sắt thép với 13,1 triệu tấn, kim ngạch 11,8 tỷ USD tăng 32,9% về lượng nhưng tăng tới 124,3% về kim ngạch; nhóm hàng còn lại là phương tiện vận tải và phụ tùng với 10,62 tỷ USD, tăng 16,8%.

Trong khi đó điện thoại và linh kiện vẫn giữ vị trí số 1 với 57,54 tỷ USD, tăng 12,4%.

Chiều ngược lại, nhập khẩu có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên. Trong đó lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 75,44 tỷ USD tăng 17,9% so với năm 2020.

Đáng chú ý, nếu tính cả kim ngạch xuất khẩu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng xuất nhập khẩu đầu tiên của cả nước đạt quy mô từ 100 tỷ USD trở lên (xuất khẩu đạt 50,83 tỷ USD).

Với quy mô kim ngạch đạt được trong năm 2021, nêu trong năm nay chỉ cần duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10%, xuất nhập khẩu cả nước năm 2022 sẽ vượt mốc 700 tỷ USD.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 12, ước tính xuất siêu 2,54 tỷ USD. Trước đó, cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 11 xuất siêu 1,26 tỷ USD, 11 tháng xuất siêu 1,46 tỷ USD. Tính chung năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD (năm trước xuất siêu 19,94 tỷ USD). Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 29,36 tỷ USD.

Về thị trường, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 95,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 109,9 tỷ USD.

Bên cạnh đó, việc khai thác các hiệp định thương mại tự do đạt kết quả khả quan, đăc biệt là hiệp định thương mại tự do với EU, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, nhờ đó, xuất siêu sang EU lần đầu tiên đạt 23 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm trước. Dù vậy, với đặc thù nhập khẩu nhiều để phục vụ xuất khẩu, nhập siêu từ một số thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản tăng trong thời gian qua.

Kết thúc năm 2021, cả nước có 35 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%).

Có hay không cơ hội phục hồi bằng thời điểm trước dịch của thị trường sữa Việt?

Bình quân mỗi năm Việt Nam có 1 triệu trẻ em được sinh ra và cũng là đối tượng sử dụng sản phẩm từ sữa nhiều nhất trong những năm đầu đời. Dân số Việt Nam cũng có xu hướng phát triển, từ đó gia tăng tệp khách hàng tiềm năng cho thị trường sữa Việt Nam.

Theo VIRAC, quy mô thị trường sữa dự kiến sẽ tăng trưởng từ 613,96 tỷ USD ở năm 2023 lên 840 tỷ USD vào năm 2028, với CAGR là 6.47% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).

Dự báo về thị trường sữa trong năm 2023, các chuyên gia nhận định giá bột sữa sẽ hạ nhiệt do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc giảm và nhu cầu tiêu thụ sữa trên toàn cầu có thể yếu đi trong ngắn hạn. Do vậy, các nhà sản xuất sữa sẽ có cơ hội ghi nhận biên lợi nhuận gộp được phục hồi trong năm 2023, khi áp lực từ chi phí nguyên vật liệu giảm bớt.

Để không bị lung lay trước cơn bão giá về nguyên liệu trên thế giới xảy ra bất ngờ, thị trường sữa Việt cần chuyển mình sang xây dựng các trang trại theo hướng hiện đại hóa, phát triển theo xu hướng xanh bền vững và đa dạng sản phẩm.