Tín phiếu nhằm tạo ra lợi nhuận thông qua mức lãi suất, tối giản hóa số tiền đang được lưu thông cùng thời điểm trên thị trường tiền tệ. Đồng thời, phát hành tín phiếu cũng là phương pháp để Nhà nước thắt chặt tiền tệ và tiến hành điều tiết quá trình luân chuyển đồng tiền.

Các loại tín phiếu để đầu tư hiện nay

Tín phiếu hiện đang có 2 loại chính để các nhà đầu tư tham khảo, mỗi loại có đặc điểm và yêu cầu khác nhau. Cụ thể gồm:

Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu Chính phủ được phát hành thông qua bên chủ thế là Kho bạc nhà nước, với mục đích chính đảm bảo cân bằng ngân sách, tạo điều kiện để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của thị trường tài chính.

Nguồn vốn huy động được qua phát hành tín phiếu kho bạc sẽ được sử dụng vào những thiếu hụt ngân sách trong khoảng ngắn hạn. Chính phủ có nhiều cách thức để đảm bảo thanh toán khoản nợ, ví dụ như: in ấn thêm tiền, tăng mức thuế,… nên tín phiếu có tính thanh khoản cao và đúng hạn. Chính vì vậy, tín phiếu kho bạc được công nhận là hình thức đầu tư mang tính ổn định cao, khả năng thanh khoản tốt và cực ít rủi ro.

Một vài đặc trưng chính của loại tín phiếu này:

Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các chính sách tiền tệ của những tổ chức tài chính ngân hàng được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Đặc điểm nổi bật của loại tín phiếu ngân hàng này như sau:

Cách thức chính khi phát hành tín phiếu ra thị trường

Tín phiếu phát hành ra thị trường thông qua 2 cách thức chính là đấu thầu và bắt buộc. Cụ thể thông tin như sau:

Phương thức đấu thầu thông qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước:

Cách thức phát hành tín phiếu chính phủ do Ngân hàng Nhà nước thực hiện thông qua phương thức chính là đấu thầu. Thông tin về việc phát hành tín phiếu sẽ được thông báo đến các thành viên muốn đấu thầu qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

Sau khi những thành viên này đã hoàn tất thủ tục đăng ký đấu thầu tín phiếu, Kho bạc Nhà nước sẽ xác định mốc lãi suất cụ thể với các mã tín phiếu đang gọi thầu. Những thành viên trúng thầu sẽ được thông báo và nhận tín phiếu đã mua qua nghiệp vụ ghi sổ.

Phương thức phát hành bắt buộc:

Cách thức này sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế thị trường và mục tiêu chiến lược của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Ngân hàng Nhà nước sẽ thông báo phát hành tín phiếu cho các tổ chức tín dụng theo phương thức bắt buộc. Tổ chức được thông báo sẽ phải thực hiện quá trình mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo đúng Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Cách tính giá bán tín phiếu chính xác

Bạn cần quan tâm đến mệnh giá thực tế của tín phiếu khi muốn đầu tư vào loại hình này. Đơn giản thì mệnh giá của tín phiếu thông thường là mức bội số của 100 ngàn đồng, được in rõ ràng trên tín phiếu. Giá bán tín phiếu chính xác nhất được tính theo công thức phổ biến sau:

Dựa vào công thức này, bạn có thể biết được mức giá bán tín phiếu hiện tại là bao nhiêu và điều chỉnh kế hoạch tài chính phù hợp. Tín phiếu là loại đầu tư có tính ổn định cao, ít rủi ro nên mức lãi suất không cao.

Những quy định pháp luật về tín phiếu

Tín phiếu là loại giấy tờ có giá được quy định rõ ràng trong Thông tư 92/2016/TTLT-BTC-NHNN và trong Thông tư 16/2019/TT-NHNN. Một vài nội dung chính cơ bản như sau:

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về các loại tín phiếu chính phủ, nêu rõ khái niệm tín phiếu là gì, những cách thức phát hành cũng như những quy định pháp luật về tín phiếu. Mong rằng thông tin này có thể giúp các nhà đầu tư hiểu rõ ràng, minh bạch hơn về loại giấy tờ có giá này.

Vingroup (VIC) chuẩn bị phát hành 8.000 tỷ trái phiếu để tái cơ cấu nợ

HĐQT của Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa thông qua phương án chào bán trái phiếu riêng lẻ, với tổng giá trị phát hành 8.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có bảo đảm và xác định nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Vingroup.

Vingroup sắp phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng để cho VinFast vay đầu tư dự án sản xuất ôtô tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng.

Hình thức phát hành ra công chúng có các điều kiện chặt chẽ hơn so với phát hành riêng lẻ. Số tiền 10.000 tỷ đồng được Tập đoàn Vingroup (VIC) cho biết gồm 6.000 tỷ là kỳ hạn 36 tháng và 4.000 tỷ đồng kỳ hạn 24 tháng.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và xác lập nghĩa vụ nợ trực tiếp với Vingroup. Mệnh giá mỗi trái phiếu là 100.000 đồng.

Trong đó, nhà đầu tư cá nhân khi tham gia phải đăng ký mua tối thiểu 500 trái phiếu, tương đương 50 triệu đồng. Nhà đầu tư tổ chức phải mua tối thiểu 5.000 trái phiếu, tương ứng 500 triệu đồng theo mệnh giá.

Lãi suất với lô trái phiếu kỳ hạn 36 tháng (6.000 tỷ đồng) là 15% mỗi năm cho hai kỳ tính lãi đầu tiên, sau đó lãi suất thả nổi bằng lãi suất tham chiếu cộng thêm 4,5%. Với lô trái phiếu kỳ hạn 24 tháng (4.000 tỷ đồng), lãi suất cho hai kỳ đầu tiên là 14,5% và sau đó thả nổi bằng lãi suất tham chiếu cộng thêm 4%.

Theo Vingroup, mục đích phát hành này để cho VinFast - công ty thành viên phụ trách mảng sản xuất của tập đoàn - vay đầu tư dự án sản xuất ôtô tại Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng.

VinFast thành lập năm 2017, là thành viên của Tập đoàn Vingroup (VIC) với tầm nhìn trở thành thương hiệu xe điện thông minh thúc đẩy cuộc cách mạng xe điện toàn cầu.

Sau 6 năm thành lập, công ty này đã phát triển hệ sinh thái xe điện gồm các dòng xe SUV điện (từ minicar đến 5 phân khúc cơ bản A-B-C-D-E) và dải sản phẩm xe máy điện đa dạng gồm 7 dòng và xe buýt điện.

Công ty đã bàn giao cho khách hàng tại Việt Nam các dòng ôtô điện gồm VF e34, VF 8, VF 9 và VF 5, đồng thời xuất khẩu hai lô xe VF 8 đầu tiên tới Bắc Mỹ vào đầu năm nay. Dự kiến, xe điện VinFast cũng sẽ sớm có mặt tại châu Âu.

Công ty này mới cho biết hồ sơ liên quan đến giao dịch hợp nhất kinh doanh với Black Space (công ty được tài trợ bởi Black Spade Capital - đang điều hành một danh mục đầu tư bao gồm nhiều khoản đầu tư xuyên biên giới) đã được Ủy ban chứng khoán Mỹ công bố hiệu lực. VinFast dự kiến niêm yết trên thị trường Mỹ ngay trong tháng 8.

Đến cuối quý II, tổng tài sản Vingroup đạt gần 608.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cuối quý I. Ba tháng gần nhất, tập đoàn đã huy động và giải ngân hơn 22.400 tỷ đồng, bao gồm các khoản vay hợp vốn tổng cộng 430 triệu USD từ thị trường vốn quốc tế và thanh toán 20.000 tỷ đồng các khoản nợ đến hạn trong kỳ.

Hai quý đầu năm nay, tập đoàn này ghi nhận tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, gồm cả doanh thu chuyển nhượng bất động sản ghi nhận vào thu nhập tài chính, đạt 102.530 tỷ đồng, gấp hơn hai lần cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ bàn giao các bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2.

Các lĩnh vực khác gồm kinh doanh bất động sản đầu tư, dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí và sản xuất đều tăng trưởng. Trong đó, doanh thu mảng sản xuất 6 tháng đầu năm tăng 55% nhờ doanh số xe điện tăng mạnh, gấp 5 lần cùng kỳ.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất nửa đầu năm của Vingroup đạt 7.936 tỷ đồng, gấp hơn hai lần cùng kỳ 2022 và là mức cao nhất từ khi tập đoàn này niêm yết trên sàn chứng khoán.

HĐQT của tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) vừa thông qua phương án chào bán trái phiếu  riêng lẻ, với tổng giá trị phát hành 8.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có bảo đảm và xác định nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Vingroup.

Trái phiếu sẽ chia thành 4 đợt phát hành, dự kiến thực hiện từ tháng 4/2024 - tháng 6/2024, kỳ hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày phát hành. Số tiền thu về từ đợt phát hành sẽ dùng để cơ cấu các khoản nợ của Vingroup.

Tại thời điểm 31/12/2023, tổng nợ vay tài chính của Vingroup ở mức 213.253 tỷ đồng, tăng gần 53.000 tỷ so với số đầu năm. Trong đó, dư nợ trái phiếu của tập đoàn này ở mức 91.457 tỷ đồng.

Năm 2024, Vingroup đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục 200.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng. So với năm trước, doanh thu Vingroup dự kiến tăng 23,7% còn lợi nhuận tăng 119%.

Về kế hoạch kinh doanh cho năm tới đây, VinFast sẽ tiếp tục mở rộng kênh phân phối, tận dụng mạng lưới địa phương và kiến thức chuyên môn của các đại lý với mục tiêu đạt khoảng 400 điểm bán hàng trên toàn cầu vào cuối năm 2024. Cũng trong năm 2024, VinFast sẽ bàn giao mẫu mới tại thị trường Mỹ và xuất khẩu xe đến châu Âu, và bắt đầu phân phối tại Indonesia. Với mục tiêu tối ưu chi phí, VinFast thực hiện nghiên cứu các sáng kiến thiết kế nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu, đồng thời tìm nguồn cung ứng và mua hàng hiệu quả

Trong lĩnh vực Bất động sản nhà ở, để chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trường mới của thị trường, Vinhomes kiện toàn kênh phân phối và đầy mạnh mô hình 020. Cụ thể. Vinhomes xây dựng hệ thống phần phối tự doanh song song với hệ thống đại lý hiện có trên toàn quốc, xây dựng mổi quan hệ hợp tác lâu dài, duy trì một sân chơi công bằng - văn minh, đảm bảo sự nhất quán trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh mà công ty để ra.

Trong lĩnh vực Du lịch nghỉ dưỡng - Vui chơi giải trí, năm 2024 Vinpearl đặt mục tiêu tiếp tục duy trì nhận diện thương hiệu số 1 về vui chơi - giải trí và nghi dưỡng tại Việt Nam, đặc biệt là lựa chọn số 1 cho trài nghiệm của tập khách gia đinh. Vinpearl kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục đà phục hồi mạnh, đặc biệt từ tệp khách quốc tế, và đặt mục tiêu tăng trưởng vượt bậc so với năm 2023, thông qua việc đầy mạnh khai thác nguồn khách, các kênh bán hàng và dưa ra các chiến lược marketing mởi.

Số trái phiếu được phát hành nhằm huy động vốn cho VinFast vay đầu tư dự án sản xuất ô tô tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng.

CTCP Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa công bố thông tin chào bán trái phiếu ra công chúng với tổng số tiền huy động là 10.000 tỷ đồng.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và xác lập nghĩa vụ nợ trực tiếp với Vingroup. Mệnh giá mỗi trái phiếu là 100.000 đồng, theo thông tin công bố ngày 1/8.

Trong đó, 6.000 tỷ đồng được huy động từ 60 triệu trái phiếu và chia thành 3 đợt với kỳ hạn 36 tháng kể từ ngày phát hành. Lãi suất 2 kỳ tính lãi đầu tiên là 15%/năm.

4.000 tỉ đồng còn lại có kỳ hạn 24 tháng kể từ ngày phát hành, lãi suất là 14,5%/năm cho 2 kỳ tính lãi đầu tiên.

Nhà đầu tư cá nhân khi tham gia phải đăng ký mua tối thiểu 500 trái phiếu, tương đương 50 triệu đồng. Nhà đầu tư tổ chức phải mua tối thiểu 5.000 trái phiếu, tương ứng 500 triệu đồng theo mệnh giá.

Toàn bộ số tiền thu được sẽ cho CTCP VinFast (công ty con của Tập đoàn Vingroup) vay đầu tư dự án sản xuất ô tô tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng. Đây là các lô trái phiếu đầu tiên của Vingroup trong năm nay.

HĐQT của tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) vừa thông qua phương án chào bán trái phiếu  riêng lẻ, với tổng giá trị phát hành 8.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có bảo đảm và xác định nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Vingroup.

Trái phiếu sẽ chia thành 4 đợt phát hành, dự kiến thực hiện từ tháng 4/2024 - tháng 6/2024, kỳ hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày phát hành. Số tiền thu về từ đợt phát hành sẽ dùng để cơ cấu các khoản nợ của Vingroup.

Tại thời điểm 31/12/2023, tổng nợ vay tài chính của Vingroup ở mức 213.253 tỷ đồng, tăng gần 53.000 tỷ so với số đầu năm. Trong đó, dư nợ trái phiếu của tập đoàn này ở mức 91.457 tỷ đồng.

Năm 2024, Vingroup đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục 200.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng. So với năm trước, doanh thu Vingroup dự kiến tăng 23,7% còn lợi nhuận tăng 119%.

Về kế hoạch kinh doanh cho năm tới đây, VinFast sẽ tiếp tục mở rộng kênh phân phối, tận dụng mạng lưới địa phương và kiến thức chuyên môn của các đại lý với mục tiêu đạt khoảng 400 điểm bán hàng trên toàn cầu vào cuối năm 2024. Cũng trong năm 2024, VinFast sẽ bàn giao mẫu mới tại thị trường Mỹ và xuất khẩu xe đến châu Âu, và bắt đầu phân phối tại Indonesia. Với mục tiêu tối ưu chi phí, VinFast thực hiện nghiên cứu các sáng kiến thiết kế nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu, đồng thời tìm nguồn cung ứng và mua hàng hiệu quả

Trong lĩnh vực Bất động sản nhà ở, để chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trường mới của thị trường, Vinhomes kiện toàn kênh phân phối và đầy mạnh mô hình 020. Cụ thể. Vinhomes xây dựng hệ thống phần phối tự doanh song song với hệ thống đại lý hiện có trên toàn quốc, xây dựng mổi quan hệ hợp tác lâu dài, duy trì một sân chơi công bằng - văn minh, đảm bảo sự nhất quán trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh mà công ty để ra.

Trong lĩnh vực Du lịch nghỉ dưỡng - Vui chơi giải trí, năm 2024 Vinpearl đặt mục tiêu tiếp tục duy trì nhận diện thương hiệu số 1 về vui chơi - giải trí và nghi dưỡng tại Việt Nam, đặc biệt là lựa chọn số 1 cho trài nghiệm của tập khách gia đinh. Vinpearl kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục đà phục hồi mạnh, đặc biệt từ tệp khách quốc tế, và đặt mục tiêu tăng trưởng vượt bậc so với năm 2023, thông qua việc đầy mạnh khai thác nguồn khách, các kênh bán hàng và dưa ra các chiến lược marketing mởi.

HĐQT của tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) vừa thông qua phương án chào bán trái phiếu  riêng lẻ, với tổng giá trị phát hành 8.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có bảo đảm và xác định nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Vingroup.

Trái phiếu sẽ chia thành 4 đợt phát hành, dự kiến thực hiện từ tháng 4/2024 - tháng 6/2024, kỳ hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày phát hành. Số tiền thu về từ đợt phát hành sẽ dùng để cơ cấu các khoản nợ của Vingroup.

Tại thời điểm 31/12/2023, tổng nợ vay tài chính của Vingroup ở mức 213.253 tỷ đồng, tăng gần 53.000 tỷ so với số đầu năm. Trong đó, dư nợ trái phiếu của tập đoàn này ở mức 91.457 tỷ đồng.

Năm 2024, Vingroup đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục 200.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.500 tỷ đồng. So với năm trước, doanh thu Vingroup dự kiến tăng 23,7% còn lợi nhuận tăng 119%.

Về kế hoạch kinh doanh cho năm tới đây, VinFast sẽ tiếp tục mở rộng kênh phân phối, tận dụng mạng lưới địa phương và kiến thức chuyên môn của các đại lý với mục tiêu đạt khoảng 400 điểm bán hàng trên toàn cầu vào cuối năm 2024. Cũng trong năm 2024, VinFast sẽ bàn giao mẫu mới tại thị trường Mỹ và xuất khẩu xe đến châu Âu, và bắt đầu phân phối tại Indonesia. Với mục tiêu tối ưu chi phí, VinFast thực hiện nghiên cứu các sáng kiến thiết kế nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu, đồng thời tìm nguồn cung ứng và mua hàng hiệu quả

Trong lĩnh vực Bất động sản nhà ở, để chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trường mới của thị trường, Vinhomes kiện toàn kênh phân phối và đầy mạnh mô hình 020. Cụ thể. Vinhomes xây dựng hệ thống phần phối tự doanh song song với hệ thống đại lý hiện có trên toàn quốc, xây dựng mổi quan hệ hợp tác lâu dài, duy trì một sân chơi công bằng - văn minh, đảm bảo sự nhất quán trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh mà công ty để ra.

Trong lĩnh vực Du lịch nghỉ dưỡng - Vui chơi giải trí, năm 2024 Vinpearl đặt mục tiêu tiếp tục duy trì nhận diện thương hiệu số 1 về vui chơi - giải trí và nghi dưỡng tại Việt Nam, đặc biệt là lựa chọn số 1 cho trài nghiệm của tập khách gia đinh. Vinpearl kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục đà phục hồi mạnh, đặc biệt từ tệp khách quốc tế, và đặt mục tiêu tăng trưởng vượt bậc so với năm 2023, thông qua việc đầy mạnh khai thác nguồn khách, các kênh bán hàng và dưa ra các chiến lược marketing mởi.

Transimex (TMS) vừa hoàn tất phát hành lô trái phiếu TMSH2426001 với giá trị 100 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 9,5%.

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Công ty CP Transimex (HoSE: TMS) vừa thông báo đã hoàn tất phát hành lô trái phiếu TMSH2426001 với giá trị 100 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm.

Cụ thể, lô trái phiếu TMSH2426001 được phát hành tại thị trường trong nước, với khối lượng 1.000 trái phiếu, mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, mệnh giá phát hành tương ứng 100 tỷ đồng.

Lô trái phiếu này được phát hành và hoàn tất luôn trong ngày 13/8/2024. Như vậy, ngày đáo hạn sẽ là ngày 13/8/2026.

Đáng chú ý, đây là lô trái phiếu “ba không”: Không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo.

Về lãi suất, lô trái phiếu TMSH2426001 có lãi suất cố định 9,5%. Kỳ hạn trả lãi 6 tháng/lần.

Tổ chức lưu ký cho lô trái phiếu này là Tổng công ty Lưu ký Bù trừ Chứng khoán Việt Nam. Tổ chức có liên quan là Công ty TNHH Chứng khoán Shinhan Việt Nam (SSV).

Dữ liệu từ HNX cho thấy, ngoài lô trái phiếu kể trên, hiện Transimex đang còn lưu hành 2 lô trái phiếu: gồm lô trái phiếu TMSH2126001, với giá trị 300 tỷ đồng, đáo hạn vào ngày 13/08/2026 và lô trái phiếu TMSH2326001 có giá trị 300 tỷ đồng, đáo hạn vào ngày 09/06/2026.

Về tình hình kinh doanh, theo BCTC hợp nhất, 6 tháng đầu năm 2024, Transimex ghi nhận doanh thu thuần đem về 1.511 tỷ đồng, tăng 53,1%. Sau khi trừ giá vốn, lợi nhuận gộp đạt 247 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2023.

Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp của Transimex tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2024. (Nguồn: BCTC TMS)

Tuy nhiên, do các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến so với cùng kỳ.

Do vậy, Transimex ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 64 tỷ đồng, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính đến thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản của Transimex là 7.699 tỷ đồng, tăng 2,5% so với đầu năm. Trong đó, Tài sản ngắn hạn là 1.748 tỷ đồng, giảm 3,8%.

Ở bên kia bảng cần đối kế toán, dư nợ phải trả của doanh nghiệp là 2.886 tỷ đồng, tăng 5,2% so với đầu năm. Trong đó, Nợ ngắn hạn là 1.009 tỷ đồng, tăng 6,4%. Vay và nợ thuê tài chính tăng 4,5% lên 2.264 tỷ đồng (gồm 406 tỷ đồng vay và nợ thuế tài chính ngắn hạn và 1.858 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính dài hạn) – chiếm 78,44% tổng dư nợ phải trả của Transimex.

Thị giá cổ phiếu TMS trong vòng 1 năm qua. (Nguồn: Cafef)

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên 21/8, giá cổ phiếu TMS ở mức 49.500 đồng/cổ phiếu, giảm 0,8% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt 200 đơn vị.

Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...

Thống kê cho thấy, chỉ từ ngày 21/9 đến 25/9, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục mở 3 phiên phát hành tín phiếu. Cụ thể, trong phiên 21/9, Ngân hàng Nhà nước đã chào thầu thành công gần 10.000 tỷ đồng tín phiếu cho 2 thành viên thị trường với kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 0,69%. Đến phiên 22/9, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành thành công 10.000 tỷ đồng tín phiếu 28 ngày, song số lượng thành viên trúng thầu đã tăng lên 5 và lãi suất trúng thầu giảm xuống còn 0,5%. Tại phiên ngày 25/9, kết quả có 4/13 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng là 10.000 tỷ đồng, lãi suất 0,49%. Các chuyên gia kinh tế nhận định, quy mô phát hành 3 đợt tín phiếu gần như không đổi nhưng số lượng thành viên trúng thầu tăng lên và lãi suất giảm xuống cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn rất dồi dào. Việc phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước không gây ra những cú sốc hay thay đổi quá nhanh đối với thanh khoản VND trong hệ thống ngân hàng, không ảnh hưởng đến mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cung cấp đầy đủ tín dụng cho nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng. Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng vẫn đang tăng trưởng rất chậm. Tính đến ngày 15/9 tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 5,56% (trong khi định hướng cả năm khoảng 14 - 15%) và chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức 5,33% đến cuối tháng 8. Như vậy, trong 4 tháng cuối năm toàn hệ thống ngân hàng còn khoảng 8 - 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, mục tiêu phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu là hút tiền trên thị trường trong bối cảnh đang thừa tiền, không cho vay được. Các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) cũng cho rằng, động thái phát hành tín phiếu trở lại của Ngân hàng Nhà nước có thể được xem là một cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống. Đây là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương và không đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ. Mặt khác, theo Công ty cổ phần Chứng khoán Maybank (MSVN), động thái hút tiền của Ngân hàng Nhà nước cho thấy Ngân hàng Nhà nước đang sẵn sàng can thiệp để ổn định tỷ giá. MSVN cho rằng, việc hút tiền qua kênh tín phiếu sẽ giảm bớt thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng, từ đó giúp lãi suất liên ngân hàng nhích tăng để giảm bớt chênh lệch lãi suất, qua đó giảm bớt áp lực lên tỷ giá. Trao đổi với báo chí, ông Trần Ngọc Báu - CEO Wi Group cho rằng, việc mở lại kênh phát hành tín phiếu là quyết định chính xác từ phía nhà điều hành để giảm đầu cơ tỷ giá trong hệ thống. Hiện nay, tỷ giá USD trong nước vẫn đang chịu nhiều áp lực trong bối cảnh chỉ số DXY, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh đã bước sang tuần tăng điểm thứ 10 liên tiếp – nhịp tăng dài nhất trong gần một thập kỷ. Giá USD tại hầu hết ngân hàng trong nước đã vượt qua mốc 24.500 đồng, thậm chí tiến sát 24.600 đồng. Tính từ đầu năm đến nay, giá USD tại các ngân hàng đã tăng khoảng 800 đồng, tương đương 3,3%. Phân tích sâu hơn, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc phát hành tín phiếu sẽ giúp cân bằng tỷ giá bởi đang hút bớt VND ra khỏi lưu thông, như vậy tiền trên thị trường giảm bớt đi, làm giảm áp lực tỷ giá, VND và USD cân bằng nhau. Tại Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện Ngân hàng Nhà nước theo dõi rất sát tỷ giá, hàng ngày, hàng giờ để có thể điều hành phù hợp. Trong khi đó, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 hôm 19/9, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, lãi suất có quan hệ biện chứng với tỷ giá, nếu lãi suất giảm thấp thì khả năng tỷ giá sẽ lại bùng lên. Chính vì thế, phải tìm được điểm cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá.

Theo Ngân hàng Nhà nước, những tháng cuối năm sẽ điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, chủ động, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng. Tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt là điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, can thiệp thị trường khi cần thiết, phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng 14 - 15% trong cả năm 2023; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Đó là một trong những thông tin mà Tổng giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang nêu ra trong tham luận về chủ đề huy động vốn trong Hội nghị phát triển thị trường chứng khoán năm 2024 diễn ra sáng ngày 28/2.

Theo ông Nguyễn Việt Quang, huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán là phương thức không thể thiếu được ở một thị trường vốn phát triển, thực tế đang ngày càng trở nên phổ biến và hiệu quả tại Việt Nam.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán bao gồm sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô, sự đa dạng của sản phẩm, khung pháp lý cũng ngày càng hoàn thiện hơn, để tạo ra một sân chơi công bằng và minh bạch cho tất cả các nhà đầu tư.

Ở khía cạnh doanh nghiệp, việc huy động vốn thông qua cổ phiếu và trái phiếu hỗ trợ đáng kể cho sự phát triển của các doanh nghiệp, mang lại những khoản vốn kịp thời, đúng thời điểm và chi phí vốn hợp lý.

"Hàng nghìn nhà đầu tư quốc tế đã rót nhiều tỷ USD vào các doanh nghiệp Việt Nam, gián tiếp thông qua kênh đầu tư chứng khoán", ông Quang nêu thực tế.

Ông Nguyễn Việt Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup. Ảnh: Nhật Bắc/VGP

Vingroup hiện là một trong những tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam đã niêm yết từ sớm trên thị trường chứng khoán. Lãnh đạo tập đoàn khẳng định sự phát triển đến ngày hôm nay luôn có sự đồng hành của các kênh huy động vốn đa dạng.

Hiện hệ sinh thái này có 3 doanh nghiệp đang niêm yết là Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC), Vinhomes (Mã: VHM) và Vincom Retail (Mã: VRE) trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE), với tổng giá trị vốn hóa thị trường khoảng 419.000 tỷ đồng (17 tỷ USD). Nhóm 3 công ty đã huy động thành công hàng tỷ USD thông qua thị trường chứng khoán Việt Nam và quốc tế.

Ngày 15/8/2023, Công ty VinFast Singapore, một công ty thành viên của Vingroup, đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán NASDAQ (Hoa Kỳ).

Ông Quang nói tập đoàn này có nhiều kinh nghiệm huy động vốn từ phát hành và niêm yết trái phiếu quốc tế, nhưng việc niêm yết tại NASDAQ đã mở ra những kênh huy động vốn mới với các nhà đầu tư lớn và uy tín trên toàn cầu.

Tính đến nay, nhóm Vingroup đã thực hiện huy động vốn trên thị trường chứng khoán thông qua các hình thức như phát hành cổ phiếu riêng lẻ và ra công chúng, phát hành trái phiếu riêng lẻ và ra công chúng, qua đó tìm được những nhà đầu tư và cổ đông chiến lược để hỗ trợ hoạt động chung.

Ngoài ra, khi những cổ đông chiến lược làm thẩm định đánh giá doanh nghiệp, lãnh đạo Vingroup chia sẻ cũng nhìn được những điểm cần cải thiện, khắc phục để phát triển doanh nghiệp hiệu quả hơn.

"Vingroup tiếp tục có kế hoạch huy động vốn thông qua cả kênh tín dụng trong và ngoài nước, cùng với phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu trong và ngoài nước để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh thông thường và mở rộng thị trường quốc tế", ông Quang nói về chiến lược huy động vốn năm 2024.

Tại đại hội, đại diện tập đoàn này còn đưa ra kiến nghị đến các cơ quan quản lý về việc tiếp tục nghiên cứu và có các giải pháp để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng.

Đồng thời, cơ quan quản lý cần tiếp tục rà soát và hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện tại, nghiên cứu và ban hành những quy định về các sản phẩm tài chính mới để thu hút nhà đầu tư, phát triển thị trường.

"Được - mất" khi phát hành tín phiếu

Chỉ trong vòng 9 phiên giao dịch, từ ngày 11/3/2024 - 21/3/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng 130.000 tỷ đồng thông qua hoạt động phát hành tín phiếu trên thị trường mở (OMO).

Mức lãi suất trúng thầu là 1,4%/năm, thấp hơn nhiều so với mức 2,13%/năm của lãi suất kỳ hạn 1 tháng trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2). Lãi suất trúng thầu thấp hơn tương đối nhiều so với lãi suất kỳ hạn 1 tháng trên thị trường liên ngân hàng và cho thấy thanh khoản hệ thống đang khá dư thừa.

Theo Trung tâm Phân tích Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), mục đích phát hành tín phiếu của NHNN là hút bớt thanh khoản thị trường 2 để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá trong ngắn hạn và hạn chế tác động lên mặt bằng lãi suất ở thị trường. Động thái này cũng có thể được xem như một cách thức điều chỉnh thanh khoản ngắn hạn trên trên hệ thống.

SSI Research cũng cảnh báo rằng, áp lực tỷ giá trên thị trường quốc tế vẫn khá mạnh, NHNN có thể sẽ phải thực hiện các biện pháp mạnh hơn, bao gồm việc cân nhắc tăng kỳ hạn tín phiếu hay thanh tra việc mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại.

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc điều hành Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA), CEO của AFA Capital cho rằng, trong khi thanh khoản hệ thống ngân hàng đang dồi dào, lãi suất rẻ, nếu NHNN không mở van tín dụng bằng cách phát hành tín phiếu để hút thanh khoản trong ngắn hạn sẽ khó kiểm soát được tỷ giá, hạn chế lạm phát.

Theo ông Tuấn, trong những tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng thấp do tính chất mùa vụ cộng thêm cầu tín dụng yếu, doanh nghiệp không muốn hoặc không thể tiếp cận vốn vay khiến hệ thống ngân hàng dư thừa tiền.

“Chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND sẽ dẫn đến việc ngân hàng găm giữ nhiều USD hơn, như thế sẽ gây áp lực lên tỷ giá. Do đó, nhà quản lý buộc phải hút tiền về để hạ nhiệt tỷ giá”, ông Tuấn giải thích.

Tuy nhiên, GS. TS. Trần Ngọc Thơ - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lại tỏ ra quan ngại khi tín phiếu chỉ có thời hạn 28 ngày, tức sau đó NHNN phải “bơm” lại tiền về thị trường, rồi lại tiếp tục phát hành đợt tín phiếu mới.

“Việc phát hành tín phiếu lại phát đi thông điệp là tỷ giá có vấn đề, tỷ giá gặp áp lực. Nhưng áp lực đến đâu thì doanh nghiệp không dự báo được, nhà đầu tư không dự báo được thì không lên kế hoạch kinh doanh đầu tư được. Doanh nghiệp muốn vay, ngại đi vay vì lãi suất thả nổi. Nhà đầu tư chứng khoán thì lo lắng quan sát xem biến động tỷ giá ra sao? Đứng về điều hành vĩ mô, phải có ai đó thấy được bức tranh tổng thể này để đo lường sự đánh đổi được và mất của việc phát hành tín phiếu của NHNN”, GS. TS. Trần Ngọc Thơ nói.

Hút thanh khoản chỉ là giải pháp tạm thời

Nếu như NHNN vẫn tiếp tục hút ròng mạnh trên thị trường OMO thì tổng giá trị hút ròng sẽ vượt quá mốc 130.000 tỷ đồng. Điều này sẽ khiến cho nhà đầu tư lo ngại “đi theo vết xe đổ” trong quá khứ như giai đoạn từ 5/6/2018 - 13/7/2018, 20/1/2020 - 9/3/2020 và 21/9/2023 - 8/11/2023. Khi đó, việc bán ra để phòng ngừa rủi ro giảm mạnh có thể được kích hoạt.

Giới chuyên gia cho rằng, nếu quá trình này ngừng lại trong thời gian tới thì rủi ro sẽ giảm bớt và VN-Index có khả năng vượt vùng kháng cự 1.270-1.295 điểm. Tuy nhiên, việc tìm đáp án cho câu hỏi “Khi nào NHNN ngừng phát hành tín phiếu?” không phải là điều dễ dàng.

Theo GS. TS. Trần Ngọc Thơ, hút tiền về qua kênh tín phiếu tuy có thể làm dịu đi căng thẳng trước mắt. Động lực cơ bản đằng sau đồng USD tăng giá vẫn không thay đổi thì xu thế trượt giá của tiền đồng vẫn nằm trong kỳ vọng của thị trường.

“Quá trình hút tiền về chỉ có thể thành công nếu tiền đồng giảm giá so với USD diễn ra chậm và ổn định, tránh tạo tác động tâm lý thị trường và làm tăng áp lực kỳ vọng lạm phát. Theo tôi, có lẽ đã đến lúc NHNN nên nới biên độ tỷ giá và hãy để cho thị trường có tiếng nói nhiều hơn”, GS. TS Thơ chia sẻ.

Ông Tuấn cho rằng, không ai có thể trả lời được chính xác khi nào NHNN sẽ ngừng phát hành tín phiếu. Động thái hút thanh khoản của nhà điều hành chỉ ngừng lại khi đạt được các mục tiêu: Giảm chênh lệch lãi suất; hạ nhiệt tỷ giá và ổn định lạm phát.

Việc lãi suất liên ngân hàng giảm trở lại đi cùng số lượng thành viên tham gia chào thầu tín phiếu vẫn ở mức khá cao cho thấy thanh khoản hệ thống vẫn còn khá dồi dào, cùng với áp lực tỷ giá vẫn hiện hữu nên khả năng NHNN vẫn tiếp tục phát hành thêm tín phiếu trong những phiên giao dịch tới.

“Qua thống kê, tiền trong các ngân hàng hiện nay vẫn ở tình trạng dư thừa, trong khi căng thẳng tỷ giá vẫn là một vấn đề khó lường. Do đó, không thể dự báo chính xác ngày nào, tháng nào NHNN hút ròng tiền nếu như các mục tiêu chưa hoàn thành”, ông Tuấn nói.

Định nghĩa về tín phiếu là gì còn gây thắc mắc cho nhiều người khi tìm hiểu về kênh đầu tư này, đặc biệt là khi nó rất dễ nhầm lẫn với trái phiếu. Trong bài viết sau đây, VNSC sẽ chia sẻ về khái niệm tín phiếu hay cách phân biệt đúng tín phiếu và trái phiếu đầu tư. Cùng tham khảo kỹ càng những quy định pháp luật về tín phiếu để có kế hoạch đầu tư hiệu quả nhất nhé!

Tín phiếu được hiểu là loại chứng chỉ ghi nhận một khoản nợ được phát hành trực tiếp bởi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhờ đó, đây được coi là một hình thức huy động thêm các nguồn vốn từ xã hội thông qua vay vốn.

Tín phiếu sẽ xác nhận và ghi rõ ràng các quyền của chủ nợ cũng như những nghĩa vụ của bên phát hành tín phiếu. Thông thường thời hạn sử dụng tín phiếu chỉ trong một khoảng ngắn dưới 1 năm, thường là trong kỳ 3 tháng, kỳ 6 tháng, kỳ 9 tháng hoặc kỳ 1 năm.