If you see this message, please follow these instructions:

Học câu hỏi Kaiwa tiếng Nhật N4 bằng cách xem phim Nhật

Nếu bạn có khả năng tập trung cao vào việc học thì xem phim Nhật là một cách học giao tiếp cực kỳ hiệu quả.

Trong các bộ phim Nhật Bản các tình huống được thể hiện sống động, thực tế và biểu hiện rõ ràng văn hóa giao tiếp của người Nhật nên bạn chắc chắn sẽ học được nhiều kỹ năng giao tiếp bao gồm ngữ điệu và cách sử dụng tiếng Nhật. Tuy nhiên, bạn cần chủ động quan sát ngữ cảnh, cú pháp, từ ngữ sử dụng trong từng cảng phim, nghe cách phát âm, nhấn trọng âm => tạm dừng và lặp lại càng nhanh sẽ càng tốt.

Mẫu 2 - Hội thoại Kaiwa tiếng Nhật chủ đề: Mua sắm

いくらですか。/Ikuradesu ka./ Bao nhiêu tiền?

値段が高すぎます! /Nedan ga taka sugimasu!/ Đắt quá!

二つ買うので、まけてくれる?/Futatsu kau node, makete kureru?/ Vì tôi sẽ mua 2 cái nên bớt cho tôi một chút được không?

もう少しまけてくれる?/Mōsukoshi makete kureru?/ Anh/ chị bớt cho tôi một chút được không?

まとめて買うので、まけてください! /Matomete kau node, makete kudasai!/ Vì tôi sẽ mua số lượng lớn nên vui lòng bớt cho tôi.

三つ買うので、まけてくれる? /Mittsu kau node, makete kureru?/ Vì tôi sẽ mua 3 cái nên anh chị bớt cho tôi một chút được không?

それではあきらめます。/Soredewa akiramemasu./ Cái này thì tôi bỏ lại, không lấy!

ほかの店でわもっと安く売っていますよ。/Hoka no misede wa motto yasuku utte imasu yo./ Ở tiệm khác bán rẻ hơn đấy!

衣類を買いたいのです /Irui o kaitai nodesu/ Tôi muốn mua quần áo.

電気製品を買いたいのです /Denki seihin o kaitai nodesu/– Tôi muốn mua đồ dùng điện.

靴を買いたいのです /Kutsu o kaitai nodesu/ Tôi muốn mua giày.

良い品が揃っている店を教えてください /Iishina ga sorotte iru mise o oshietekudasai/ Xin vui lòng chỉ cho tôi chỗ bán đồ tốt ạ!

安い店を教えてください /Yasui mise o oshietekudasai/ Hãy chỉ cho tôi cửa hàng nào rẻ rẻ một chút ạ!

紳士服はどこで売っていますか /Shinshi-fuku wa doko de utte imasu ka/ Quần áo đàn ông bán ở đâu ạ?

婦人服はどこで売っていますか /Fujin-fuku wa doko de utte imasu ka/ Quần áo phụ nữ bán ở đâu ạ?

本はどこで売っていますか /Hon wa doko de utte imasu ka/ Sách bán ở đâu ạ?

靴はどこで売っていますか /Kutsu wa doko de utte imasu ka/ Giày dép bán ở đâu ạ?

おもちゃはどこで売っていますか /Omocha wa doko de utte imasu ka/ Đồ chơi trẻ em bán ở đâu ạ?

文房具はどこで売っていますか/Bunbōgu wa doko de utte imasu ka/ Văn phòng phẩm bán ở đâu ạ?

何時に閉店しますか /Nanji ni heiten shimasu ka/ Mấy giờ cửa tiệm đóng cửa vậy ạ?

化粧品はどこで売っていますか /Keshōhin wa doko de utte imasu ka/ Mỹ phẩm bán ở đâu ạ?

この店のバ―ゲンセ―ルはいつですか /Kono mise no ba ― gense ― ru wa itsudesu ka/ Đợt sale của cửa hàng này là từ bao giờ ạ?

KAIWA NGHĨA LÀ GÌ TRONG TIẾNG NHẬT?

Ý nghĩa của cụm từ Kaiwa là: một bài “hội thoại, đoạn hội thoại” hay “giao tiếp” (danh từ).

Trong quá trình học ngôn ngữ Nhật, luyện Kaiwa là luyện hội thoại, giao tiếp tiếng Nhật.

先生との会話が私の考えを変えました。/Sensei to no kaiwa ga watashi no kangae wo kaemashita./: Hội thoại với giáo viên đã thay đổi quan điểm của tôi.

この会話を読んでいない。/ kono kaiwa wo yonde kudasai/ Hãy đọc phần hội thoại này.

親子の会話は大切です。/oyako no kaiwa ha taisetsu desu / Việc trò chuyện giữa bố mẹ và con cái là rất quan trọng.

Mẫu 1 - Hội thoại Kaiwa tiếng Nhật chủ đề: Lớp học

先生、すみません。入ってもいいですか。失礼します。/Sensei, sumimasen. Haitte mo īdesu ka. Shitsureishimasu./ Sensei, em xin phép vào lớp ạ.

みなさん。れい せんせい。おはよございます /Minasan. Rei sensei. O wa yo gozaimasu/: Cả lớp, nghiêm! Chúng em chào thầy/ cô ạ.

すわってください! /Suwatte kudasai!/: Các em ngồi xuống.

こんにちは 。はじめましょう! /Kon’nichiwa. Hajimemashou!/ Chào các em. Chúng ta bắt đầu nào!

まず出席(しゅっせき)をとります. /Mazu shusseki (shusseki) o torimasu./:  Đầu tiên, chúng ta sẽ điểm danh.

先生、遅れいてしまったんです。すみません。/Sensei, okure ite shimatta ndesu. Sumimasen./: Sensei, em xin lỗi vì đi muộn ạ.

あさねぼうしたので、遅(おそ)くなって すみません。/Asa ne bō shitanode, oso (oso) ku natte sumimasen./: Sensei, vì lỡ ngủ dậy muộn nên em tới trễ. Em xin lỗi ạ!

先生、ちょっと熱っぽくて、早く帰らせていただけませんか。/Sensei, chotto netsuppokute, hayaku kaera sete itadakemasen ka./: Sensei, em thấy hơi sốt, vậy cô có thể cho em về nhà sớm được không ạ?

約束(やくそく)が あるので、早(はや)く 帰(かえ)ってもいいですか。/Yakusoku (yakuso ku) ga aru node, haya (Haya) ku ki (kae) tte mo īdesu ka./: Em có một cuộc hẹn, vậy em có thể xin phép về nhà sớm được không ạ?

みんなさん。わかりましたか. /Min’na-san. Wakarimashita ka./ Mọi người đã hiểu chưa?

れんしゅうしましょう. /Ren shū shimashou/ Hãy luyện tập thêm nhé!

すごいです ね . /Sugoidesu ne./ Giỏi quá!

はい、わかりました/ いいえ、まだです. /Hai, wakarimashita/ īe, madadesu./ Vâng. Chúng em hiểu rồi/ chúng em vẫn chưa hiểu.

ゆっくりしてもらえませんか. /Yukkuri shite moraemasen ka./ Cô có thể nói chậm một chút không ạ?

もう いちど おねがいします. /Mō ichido onegai shimasu/ Phiền cô nhắc lại một lần nữa giúp em ạ!

やすみましょう!/Yasumimashou!/ Chúng ta nghỉ giải lao nào!

では、今日はここまで。/Dewa, kyō wa koko made./ Hôm nay chúng ta học tới đây thôi!

おわりましょう。/Owarimashou/ Chúng ta kết thúc bài học tại đây nào.

みんなさん、れい . /Min’na-san, rei./ Mọi người. Nghiêm!

せんせい、どうもありがとうございました. /Sensei, dōmo arigatōgozaimashita./ Chúng em cảm ơn thầy/ cô ạ.

VHO- Huế từ lâu được xem là một trong nững thành phố cổ kính và nên thơ nhất của cả nước bởi nét trầm lắng, thanh tú và thơ mộng của nó. Hiếm có nơi nào lại hội đủ những nét hài hòa như Huế. Sông núi, cảnh vật, đền đài, lăng tẩm… tất cả được tạo hóa và bàn tay con người tạo lập để tôn thêm vẻ đẹp hoàn mỹ, liên hoàn làm thành nét riêng rất Huế.

Du khách đến thăm Huế, ai cũng phải ngỡ ngàng trước đơn sơ mà thẳm sâu, quyến rũ của Huế. Không cầu kỳ, không hiện đại, không có những tòa nhà cao tầng chọc thủng trời xanh như những thành phố hiện đại khác, Huế lặng lẽ giữa muôn ngàn cỏ cây, hoa lá. Sự lặng lẽ đến dịu dàng, trầm tư ấy đã làm thánh thiện lòng người, đưa con người trở về với thiên nhiên, chan hòa cùng thiên nhiên như một triết lý sống và tồn tại riêng của Huế.

Riêng con sông Hương thôi cũng đã làm say đắm bao người. Như bao con sông khác, nhưng sông Hương không ồn ào, dữ dội; trái lại rất dịu dàng pha chút gì như nhớ nhung, luyến tiếc. Vì vậy mà lúc nào sông cũng dùng dằng như cố tình neo giữ một tình yêu sâu nặng trước khi trôi về biển cả. Sông Hương là nét đẹp bình dị mà kỳ vĩ giữa đất thần kinh đã làm thổn thức và tạo bao thi tứ bất ngờ cho các thi nhân mọi miền đến Huế. Thảo nào, nhà thơ Cao Bá Quát đã từng thẫn thờ thốt lên những lời gan ruột “Trường giang như kiếm lập thanh thiên”. Con sông đã chia đều hai bờ thành phố làm thành qui luật cân bằng của con người và thiên nhiên bằng khát vọng sẻ chia, bù đắp.

Sông Hương lại như một dải lụa mềm lung linh, huyền ảo lúc đêm về. Những chiếc cầu bắc qua sông có thể hình dung như những vòng tay choàng qua dòng sông thiếu nữ càng tăng thêm vẻ huyền bí, cổ tích. Đứng trên cầu Trường Tiền ngắm trăng thượng huyền treo vành vạnh trên chùa Thiên Mụ càng thấy sự ngưng đọng đến mê người của Huế dưới làn sương mờ ảo.

Hoà không khí trầm mặc ấy là thành phố lúc về đêm phản chiếu bồng bềnh trên sông cùng văng vẳng dư âm của giọng hò khuya khoắt và làn hương mỏng tỏa thơm từ các khu vườn đầy hoa trái. Từ những nét hiện thực và huyền ảo ấy, du khách nhận ra nét Huế - một tình yêu dịu dàng, cuốn hút và lan tỏa đến đam mê, trí tuệ, nâng lên thành văn hóa, văn hoa giữa cuộc sống bộn bề náo nhiệt của con người hiện đại, giúp họ bất chợt quay về với thiên nhiên - niềm an ủi thanh cao có khả năng thanh lọc tâm hồn, giữ thăng bằng cho tình yêu và cuộc sống.

Sông Hương, cầu Trường Tiền - Ảnh QuangTran

Huế đẹp còn ở màu sắc đa dạng của nó. Hình như cảnh vật ở đây đã làm cho màu sắc Huế luôn thay đổi, biến hoá. Màu diệp lục của cây trái, màu sáng của bầu trời, màu xanh của sông, màu u tịch của thành quách, màu ráng chiều từ núi Kim Phụng lan tỏa…đã tạo cho Huế một gam màu đặc biệt và luôn thay đổi theo thời khắc. Và ở đó, màu tím được hội tụ, tôn lên thành biểu trưng, thành định ngữ và đã đi vào văn học nghệ thuật như một sở hữu: Màu tím Huế.

Tôi không dám thốt lời khen Huế đẹp

Bởi trước tôi bao thi sĩ nói rồi

Nhưng màu tím sông Hương chiều khép nép

Trăng đêm rằm Vỹ Dạ nói cùng tôi

Nói đến màu sắc Huế không thể quên sắc màu dập dìu, e ấp - màu áo trắng nữ sinh trong trắng, hồn nhiên của thành Huế có từ thời nữ sinh Đồng Khánh kiêu sa, thơ mộng xa xưa.

Huế cũng là xứ sở của chùa chiền. Không nơi đâu lại nhiều chùa như ở Huế. Chùa nằm ở mọi nơi: trên núi đồi, trong thung lũng, giữa lòng thành phố…Tất cả đều thánh thiện và mầu nhiệm trong sự hòa hợp, tương giao với cuộc sống trần thế. Người Huế gắn với đạo Phật như một sinh hoạt văn hóa tâm linh trong đức tin nhân ái, từ bi. Tiếng chuông chùa ở đây hình như cũng trở thành âm thanh huyền diệu, lay động tâm thức con người, nhắc họ hướng về những ước mơ Chân - Thiện - Mỹ.

Âm thanh, màu sắc, hương thơm chính là ba yếu tố tương hợp làm nên nét đẹp hài hòa, hấp dẫn của Huế. Chúng được thể hiện vào nhân sinh hằng ngày một cách nghệ thuật. Tiếng hò khoan, điệu mái nhì mái đẩy trong những đêm đầy trăng trên dòng Hương Giang - một biểu hiện của đời sống văn hoá tao nhã của người dân cố đô. Màu tím Huế thủy chung son sắt, mùi thơm của hoa trái từ các khu vườn góp thành sự thi vị hóa nếp sống bình dị mà lịch lãm, thu hút cảm tình ccon người và biết bao lữ khách/ viễn khách mà nhà thơ Hải Bằng đã nói hộ chúng ta cái dịu dàng, quyến rũ ấy:

Để lại mùa trăng đợi trước thềm

Như bao thành phố khác, Huế đã tự tạo cho mình những nét đẹp ít nơi nào có được. Nét đẹp ấy không bị cũ đi mà ngày càng chứng minh sức sống kỳ diệu của nó do sự ý thức tôn vinh và tôn tạo của nhân dân. Khách du lịch nước ngoài đến Huế đều trầm ngâm và nghĩ suy về một thành phố du lịch lý tưởng, dẫu rằng những phương tiện và tiện nghi còn nhiều thiếu thốn. Mỗi một con người, trong tận cùng sâu thẳm của tình cảm, trong sự khiêm nhường kín đáo đều không ngại ngùng thốt lời khen Huế đẹp. Đó cũng chính là lời ngơi ca của bạn bè gần xa dành cho Huế - thành phố di sản của nhân loại.

Và hẳn nhiên không chỉ riêng người dân xứ Huế yêu thương và nghĩ về Huế với những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng. Và cứ mỗi lần nghĩ về Huế, bao kỷ niệm và tình cảm hiện về, đánh thức trong mỗi chúng ta những ước mơ lặng thầm, diệu ngọt.