Bộ Giáo dục Hàn Quốc ngày 14/12 đã công bố kết quả khảo sát tình hình bạo lực học đường đợt một năm 2023, được tiến hành theo hình thức trực tuyến trong vòng 4 tuần từ ngày 10/4, tại 16 tỉnh thành với đối tượng là 3,84 triệu học sinh từ lớp 4 đến lớp 12. Tỷ lệ tham gia khảo sát lần này là 82,6%.
Đưa tiền trong hoàn cảnh bất khả kháng?
Giống như nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khai trong những ngày qua, trong phần tự bào chữa sáng nay, bà Nguyễn Thị Hồng (giám đốc Công ty Minh Ngọc) cho biết ở giai đoạn đầu tham gia tổ chức thực hiện chuyến bay giải cứu, công ty 4 lần nộp hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ nhưng đều không được phê duyệt.
Đến giai đoạn Chính phủ giao tổ công tác 5 bộ phê duyệt, bà Hồng thêm 3 lần gửi hồ sơ đến Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) cũng không được phê duyệt.
Không chỉ vậy, trong tất cả những lần này chưa bao giờ doanh nghiệp của bà được các cơ quan chức năng hồi âm vì sao hồ sơ không đạt, cần bổ sung tài liệu gì.
Tìm hiểu từ những công ty đã thực hiện chuyến bay giải cứu, bà Hồng mới hiểu ra muốn được cấp phép thì phải đi "cửa sau".
"Thời điểm đấy bị cáo đã đi làm các thủ tục giấy tờ theo quy trình. Bị cáo cũng đã xuống tiền đặt cọc vé máy bay của hãng hàng không, đặt cọc tiền thuê khách sạn cách ly xin cấp phép không có hồi âm nên rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan", nữ giám đốc lý giải về bối cảnh phải chi tiền "bôi trơn" để được cấp phép chuyến bay giải cứu.
Cánh "cửa sau" đầu tiên mà Hồng tìm đến là Bùi Huy Hoàng (cựu chuyên viên Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế). Hồng sử dụng Công ty Minh Ngọc và mượn pháp nhân của Công ty Sora để nhờ Hoàng hỗ trợ xin cấp phép thực hiện chuyến bay giải cứu. Hai bên đã thỏa thuận, Hồng đưa cho Hoàng 3,3 tỉ để được giúp cấp phép thực hiện hai chuyến bay.
Thời gian sau, khi Hoàng không giúp đỡ tiếp, Hồng qua "cầu nối" là Trần Quốc Tuấn (giám đốc Công ty Vitrato) để liên hệ với những người thẩm quyền nhờ giúp cấp phép chuyến bay giải cứu.
Hồng đã chuyển cho Tuấn 7,4 tỉ đồng nhờ giúp đỡ. Tuấn đưa cho cựu cục trưởng Cục Lãnh sự 20.000 USD, đưa cục phó Đỗ Hoàng Tùng 25.000 USD, đưa Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) hơn 2,4 tỉ…
Bào chữa cho bà Hồng, luật sư cũng đưa ra quan điểm thời gian đầu thân chủ của mình xin cấp phép chuyến bay giải cứu không được chấp nhận cũng không biết khiếu nại ở đâu. Thời điểm dịch COVID-19, các doanh nghiệp du lịch rơi vào cảnh khó khăn nên khi có chính sách tổ chức các chuyến bay combo, chuyến bay giải cứu thì "như nắng hạn gặp mưa rào".
Tuy nhiên sau nhiều lần hồ sơ bị từ chối, doanh nghiệp tìm cách đi "cửa sau" và phải chi tiền "trong hoàn cảnh bất khả kháng".
Giống như hoàn cảnh của Hồng, bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh (người thành lập Công ty Lữ Hành Việt) cũng cho biết giai đoạn đầu gửi hồ sơ đến Văn phòng Chính phủ và công văn gửi các hãng hàng không xin tiếp tục tổ chức các chuyến bay nhưng không được chấp thuận.
Tự bào chữa trước tòa sáng nay, Mạnh phân trần trước tình hình dịch bệnh, hoàn cảnh nhiều người khó khăn, bị cáo có danh sách gần 1.000 công dân xin về nước, đã chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ từ chọn khách sạn, ưu tiên người có hoàn cảnh khó khăn…
Thế nhưng hồ sơ vẫn không được duyệt, không có cơ quan nào hồi âm nên bị cáo "rất thất vọng".
'Vì thế, bị cáo quyết tâm cố gắng xin bằng được chuyến bay… Đến giờ phút này, bị cáo khẳng định chính hành vi mập mờ, chính tất cả hành vi mập mờ… đã thúc đẩy bị cáo và đồng nghiệp của bị cáo phải đưa hối lộ.
Suốt quá trình cấp phép chuyến bay, bị cáo chỉ mong muốn có được việc làm, có được chuyến bay để đưa công dân về nước", bào chữa đến đây Mạnh bật khóc.
Khoảng tháng 1-2021, Mạnh tìm đến Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do), bàn bạc nhờ giúp cấp phép chuyến bay giải cứu và chia lợi nhuận.
Mạnh cùng Vũ Thùy Dương đưa tiền cho Kiếm để tìm cách nhờ các cá nhân có thẩm quyền để thuận lợi được cấp phép chuyến bay giải cứu. Ở giai đoạn sau thấy Kiếm chi tiền quá lớn nên Mạnh cùng với Dương tự chủ động việc đưa tiền để xin cấp phép các chuyến bay.
Cáo trạng xác định bị cáo Mạnh đưa hối lộ 27,8 tỉ đồng, bị đề nghị mức án 7-8 năm tù, bị cáo Dương đưa hối lộ 24 tỉ đồng, bị đề nghị mức án 2-3 năm tù.
Bị cáo Lê Hồng Sơn được dẫn giải đến phiên tòa xử vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh: DANH TRỌNG
"Doanh nghiệp là nạn nhân của văn hóa phong bì" khi xin cấp phép chuyến bay giải cứu
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Lê Hồng Sơn, tổng giám đốc Công ty Blue Sky, trình bày trước khi xảy ra dịch COVID-19 doanh nghiệp là đơn vị có tiếng trong ngành hàng không, doanh thu khoảng 1.000 tỉ/năm với hơn 100 nhân công.
Tuy nhiên dịch bùng phát, các doanh nghiệp hàng không gặp nhiều khó khăn, vỡ nợ và "doanh nghiệp của bị cáo không nằm ngoài vòng xoáy này".
Năm 2020, với uy tín của Công ty Blue Sky đã được Vietnam Airlines lựa chọn việc thực hiện 10 chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam từ Mỹ về nước.
"Bị cáo đã được chứng kiến nhiều nụ cười và giọt nước mắt của hạnh phúc, đoàn tụ… Từ việc biết được nhiều người cách xa gia đình, vì chậm chuyến bay mà mẹ không gặp con, cháu không gặp bà, có người còn mất trên chuyến bay đã thôi thúc bị cáo thực hiện càng nhiều chuyến bay giải cứu càng tốt", ông Sơn nói và giãi bày "không phải tổ chức các chuyến bay chỉ vì quan tâm đến lợi nhuận".
Ông Sơn thừa nhận cùng với phó giám đốc của công ty thực hiện việc hối lộ để được cấp phép các chuyến bay giải cứu. Nhưng khi nghe bản luận tội của viện kiểm sát ông cảm thấy rất sốc vì đối diện mức án 11-12 năm tù, đây gần như là mức kịch khung,
"Qua vụ án này bị cáo nghĩ rằng doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho, nạn nhân của văn hóa phong bì, nạn nhân của văn hóa thiếu hiểu biết", ông Sơn phân trần.
Về giá vé để đưa công dân về nước, ông Sơn cho rằng ở Việt Nam nếu có từ 2-3 doanh nghiệp cùng thực hiện một việc thì khó có thể thỏa hiệp về giá nhưng thời điểm dịch có tới mấy chục doanh nghiệp cùng đưa công dân về nước dẫn đến "loạn giá", không có mức giá chung.
Bào chữa cho ông Sơn, luật sư Giang Hồng Thanh đưa ra phân tích rằng lời khai của nhiều cá nhân khác nhau tại nhiều doanh nghiệp khác nhau, tại tòa đã cho thấy một bức tranh chung toàn cảnh: "Đó là một số cán bộ nhà nước gây khó khăn, ép buộc doanh nghiệp phải đưa tiền thì mới tạo điều kiện cấp phép. Nếu doanh nghiệp không đưa tiền, chắc chắn họ sẽ bị thiệt hại rất lớn", luật sư lập luận và nói kết luận điều tra, cáo trạng cũng xác định bản chất của vụ án là như vậy.
Luật sư đưa ra ví dụ, tại tòa một chủ doanh nghiệp từng khai khi xin cấp phép chuyến bay giải cứu, thời gian đầu không chịu "bôi trơn" nên đã rơi vào cảnh "khó khăn cùng cực".
"Vậy doanh nghiệp có sự lựa chọn nào khác không?", luật sư đặt vấn đề và khẳng định "chỉ có hoặc là đưa tiền, hoặc đừng tổ chức chuyến bay nữa".
Luật sư còn gọi việc đưa - nhận hối lộ trong vụ án này "là một thị trường mua bán, đổi chác" và đưa ra giả thiết nếu tất cả doanh nghiệp không đưa tiền, chưa chắc 93.000 người của các chuyến bay combo đã được về nước.
Luật sư Thanh nói hành vi đưa hối lộ của ông Sơn xuất phát từ những khó khăn mà không phải do doanh nghiệp tự gây ra. "Xét cho cùng, ở một góc độ nào đó, họ cũng là nạn nhân của cơ chế xin - cho trong vụ án này", lời của luật sư.
Học sinh một trường trung học tại Nhật Bản thảo luận về nạn Ijime với câu hỏi “tôi nên làm gì?” khi làm người ngoài cuộc - Ảnh: hirachu.blogspot.com
Sau vụ 5 học sinh nữ lớp 9 lột quần áo và đánh bạn, quay clip tung lên mạng, người lớn tranh nhau đổ lỗi cho nền giáo dục, cho Bộ GD-ĐT, cho nhà trường và cho thầy cô giáo hay cho chính cha mẹ các em.
Có nhiều bài viết đưa ra quan điểm dạy các em những cách để tránh bị bắt nạt hoặc khi bị bắt nạt thì nên làm gì, hay là đừng ngoan quá hiền quá...
Nhưng đổ lỗi cho bất cứ ai cũng không phải là cách giải quyết vấn đề. Và nếu chúng ta không đi vào tìm hiểu phần gốc mà chỉ đưa ra những giải pháp cho phần ngọn thì câu chuyện sẽ còn lặp lại trong tương lai gần.
Tôi xin chia sẻ một góc nhìn khác từ nước Nhật thông qua câu chuyện bắt nạt học đường này.
Với xã hội Nhật, chuyện bắt nạt học đường (Ijime) không phải là điều gì đó mới mẻ xa lạ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, suốt từ năm 1985 đến 2005, mỗi năm đều có mấy chục ngàn vụ Ijime trải dài cả ba cấp học mà tỉ lệ nhiều nhất là THCS, đến tiểu học và ít nhất ở bậc THPT.
Tôi còn nhớ cách đây 14 năm khi tôi bắt đầu sang Nhật học, lúc đó tôi đã được chứng kiến rất nhiều vụ Ijime được đưa lên tivi, rồi cả những buổi tọa đàm của các chuyên gia tâm lý, các nhà giáo dục và sự tham gia của chính các em học sinh về vấn đề này trên truyền hình.
Và cho đến bây giờ, bắt nạt học đường vẫn đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội Nhật, họ đang phải sống chung cùng với nó.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bắt nạt học đường được ẩn chứa trong 3 tác nhân đã tác động qua lại với nhau suốt một thời gian dài: hệ thống giáo dục, tác động của xã hội và chính bản thân đứa trẻ.
Nguyên nhân lớn nhất các nhà giáo dục đưa ra đó là ngày nay trẻ con phải chịu áp lực quá nhiều do hệ thống giáo dục quá coi trọng thành tích và đặt nặng kiến thức.
Trường học chỉ là nơi dạy kiến thức mà không phải là nơi giúp trẻ phát triển những kỹ năng và năng khiếu khác đã khiến những đứa trẻ có thành tích học kém hơn, thua thiệt hơn trong cuộc chạy đua điểm số cảm thấy bất mãn, thất vọng. Và chúng muốn tìm một cái gì đó, một đối tượng nào đó để xả những uẩn ức, bất mãn trong lòng.
Bên cạnh đó thì chất lượng và nhân cách của giáo viên đi xuống, sự yếu kém trong việc chỉ đạo, định hướng cho học sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường xảy ra nhiều hơn.
Bắt nạt học đường không chỉ đến từ nguyên nhân bên trong trường học hay hệ thống giáo dục, mà nó chịu tác động rất lớn từ các vấn đề xã hội trong thời đại đó.
Sự lên ngôi của chủ nghĩa "mạnh thì sống, yếu thì chết", những kẻ yếu kém sẽ bị xã hội bỏ lại sau lưng đã tạo ra một môi trường giáo dục mà ở đó trẻ không học được cách chia sẻ, quan tâm đến những người yếu hơn mình.
Và hậu quả là trẻ không có cơ hội được học cách quan tâm đến người yếu thế hơn. Khi bản thân rơi vào tình trạng stress do học hành hay vì những lý do về tâm sinh lý lứa tuổi, trẻ tìm đến việc bạo hành một ai đó để thoát khỏi trạng thái tâm lý bất mãn của bản thân.
Tác nhân gia đình và chính tâm lý của trẻ
Những học sinh bị bắt nạt thường là những trẻ yếu đuối về mặt tâm lý, thiếu những kỹ năng giao tiếp, tự bảo vệ, hoặc có vẻ ngoài khác biệt với các bạn khác trong lớp...
Còn những học sinh thích đi bắt nạt người khác thường có xu hướng tâm lý là thích gây gổ và dùng bạo lực, tính kiềm chế cơn nóng giận kém, thiếu sự cảm thông với người khác, không chịu đựng được hoặc không chấp nhận được sự khác biệt của bạn mình...
Một thành phần thứ ba là những học sinh trung gian, những người ngoài cuộc chứng kiến hành vi bắt nạt đó nhưng không dám lên tiếng, bàng quan đứng nhìn.
Những vấn đề tâm lý của trẻ sẽ liên quan trực tiếp đến môi trường giáo dục trong gia đình và hệ thống giáo dục nhà trường. Cuộc sống hiện đại đã khiến cha mẹ phải quay cuồng với công việc mưu sinh, họ không còn thời gian để quan tâm, trò chuyện và nâng đỡ tâm hồn cho con, không còn thời gian để chỉ dạy cho con trẻ cần phải làm như thế nào trong cuộc sống.
Nhiều người không muốn con mình rơi vào rắc rối nên khuyên con tránh xa, vô cảm với mọi thứ.
Nhìn từ câu chuyện xảy ra ở Trường THCS Phù Ủng (Hưng Yên), chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng em Y. là một học sinh hiền lành, ít nói trong lớp. Cả em Y. và em T., người cầm đầu nhóm bắt nạt, cũng là những trẻ phải sống xa cha mẹ.
Chính sự thiếu quan tâm và sát sao hằng ngày của cha mẹ là một phần khiến em thiếu đi điểm tựa để nâng đỡ mình khi mình có những bất ổn về tâm sinh lý. Độ tuổi dễ xảy ra bắt nạt học đường nhất rơi vào THCS, bởi đó là độ tuổi mà tâm sinh lý các em mong manh, dễ bị lung lay nhất.
Giải quyết nạn bắt nạt học đường rất cần sự chung tay của cả cộng đồng: đừng biến xã hội thành một xã hội vô cảm, cha mẹ đừng dạy con cái sống vô cảm chỉ biết đến mỗi bản thân mình. Hãy dũng cảm đứng về lẽ phải và chính nghĩa. Đừng chỉ đổ lỗi cho bất cứ một ai, một cơ quan nào. Vì mỗi người trong chúng ta đều đã và đang góp phần tạo nên một xã hội hiện tại, và những vụ bạo lực học đường vừa qua chính là hậu quả tất yếu của nhiều nguyên nhân đã có từ trước.
Ijime chưa dừng lại vì sự bàng quan
Một bộ phim phát hành dành cho học sinh trung học với tựa đề Can đảm bước lên một bước để ngăn chặn Ijime - Ảnh: toei.co.jp
Mặc dù các trường học ở Nhật đã cải thiện môi trường để có thể phát hiện ra tình trạng Ijime một cách nhanh nhất, giáo viên kịp thời can thiệp sớm nhất nhưng tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn.
Một nguyên nhân lớn khiến tình trạng Ijime không thể chấm dứt ở Nhật đó là vì tỉ lệ những học sinh bàng quan khi nhìn thấy bạn bè bị bắt nạt càng nhiều, và những học sinh dám dũng cảm đứng lên bênh vực, can thiệp hoặc báo sự việc với giáo viên ngày càng ít đi.
Các em học sinh luôn sợ hãi mình sẽ bị trở thành nạn nhân tiếp theo của việc bắt nạt nếu như mình đi tố giác với thầy cô. Những em bị bắt nạt thì không dám nói với giáo viên vì sợ sẽ càng bị bắt nạt nặng thêm, không dám nói với cha mẹ vì lo sợ cha mẹ phiền lòng.
Bài học từ nước Nhật có lẽ cũng chính là bài học mà chúng ta cần nhìn nhận và rút ra. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, chúng ta phải đi vào giải quyết vấn đề hành vi và tâm lý của học sinh, xác nhận lại vai trò của người lớn chúng ta nằm ở đâu.
1 Nếu các trường học không chỉ là nơi nhồi nhét kiến thức cả sáng lẫn chiều, mà còn là nơi để xây dựng những kỹ năng mềm, giúp phát huy những thế mạnh khác của trẻ bằng những hoạt động ngoại khóa, những hoạt động tập thể nâng cao tinh thần đồng đội, chia sẻ với nhau thì trẻ sẽ không còn cảm giác bị yếu kém, thua thiệt.
Đừng chỉ cho những học sinh giỏi ở trong lớp dự giờ, còn học sinh yếu phải ở nhà. Đừng chỉ khen thưởng những học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc mà phê bình những học sinh bị điểm kém trước toàn trường.
2 Nếu ở gia đình cha mẹ không đặt nặng thành tích học tập của con, dành thời gian trò chuyện và quan tâm đến con nhiều hơn thì chắc chắn sẽ nhìn nhận ra những thay đổi tâm lý của con để hỗ trợ kịp thời.
Nếu cha mẹ đừng để con ngồi suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính xem những video bạo lực đánh đấm từ khi còn mẫu giáo, ắt hẳn mầm mống hành vi bạo lực sẽ không có cơ hội nảy lên.
3 Nếu xã hội, hay báo chí đừng chỉ tung hô những giá trị vật chất, đừng bỏ lại những người yếu thế hơn ở sau lưng, đừng giẫm đạp lên nhau để sống một cách bất chấp.
4 Nếu phim ảnh đừng chỉ có những bộ phim đầy tính bạo lực, giang hồ nhưng lại chiếu vào khung giờ vàng thì có lẽ trẻ con cũng không bị ảnh hưởng bởi các hình ảnh như thế.
Tác giả Nguyễn Thị Thu, tiến sĩ môi trường ĐH Tsukuba, Nhật Bản; từng học tập và sinh sống hơn 11 năm tại Nhật Bản; tác giả cuốn sách Kỷ luật mềm của trái tim; dịch giả sách giáo dục, truyện ehon Nhật Bản.