Tiết mục múa rối cạn "Hát then" của phường rối Thẩm Rộc, xã Bình Yên, huyện Định Hóa. (Ảnh: Hoàng Giao)

"4 treo" - điểm đặc trưng đặc sắc của chợ nổi Cái Răng

"Treo gì bán nấy": Treo những thứ ghe thuyền có bán trên cây tre dài khoảng 3 - 5m, gọi là cây bẹo.

"Treo mà không bán": Đây chính là điều khác lạ, hấp dẫn du khách đến với Chợ nổi Cái Răng, vì khi đến đây, họ được quan sát, tìm hiểu sinh hoạt cuộc sống của những người sống trên ghe thuyền. Thứ mà người ta treo thường là vật dụng sinh hoạt trong gia đình nên sẽ không bán.

"Không treo mà bán": Những ghe thuyền này thường bán các loại mặt hàng ăn nhẹ và giải khát như: Bánh, phở, hủ tiếu, cà phê,... Nhiều du khách yêu thích cảm giác được ngồi trên ghe và thưởng thức các món ăn đặc trưng, tận hưởng cảm giác lênh đênh, hít thở không khí bình yên trên sông.

"Treo cái này nhưng bán cái khác" (hay còn gọi là "bẹo lá bán ghe"): Đây là những ghe thuyền không treo nông sản, cũng không treo trái cây, mà treo một tấm lá lợp nhà hoặc tàu lá dừa. Với loại ghe này thì người ta có thể hiểu rằng, chiếc ghe hoặc xuồng là thứ mà người ta muốn bán.

Không chỉ thế, không gian văn hóa Chợ nổi Cái Răng còn tích hợp nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể như: tập quán xã hội, tín ngưỡng, tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian (đờn ca tài tử)... và những di sản này vẫn đang được gìn giữ, lưu truyền tại đây.

Không chỉ được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, Chợ nổi Cái Răng còn được Tạp chí du lịch Rough Guide (Anh) bình chọn là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới. Tạp chí này mô tả, điểm đặc biệt lạ mắt ở Chợ nổi Cái Răng chính là các thuyền bán hàng “rực rỡ sắc màu nhiệt đới”.

Trangweb Youramazingplaces đưa Chợ nổi Cái Răng vào danh sách 6 chợ nổi đẹp nhất châu Á.

Tạp chí Lonely Planet Traveller ca ngợi: “ĐBSCL là nơi trải nghiệm cuộc sống sông nước - Với chợ nổi Cái Bè, chợ nổi Cái Răng, nơi ghe thuyền tấp nập mua bán, với ký hiệu từ cây sào treo mặt hang cần bán, với các con thuyền chuyên chở cả nhà hàng ẩm thực xuôi ngược, với âm thanh nhộn nhịp hòa lẫn giọng ca vọng cổ não nùng…”.

Côn Đảo, Phú Quốc, Nha Trang, Mũi Né… là 10 bãi biển được tạp chí Forbes bình chọn là những bãi biển nhất định không ...

Trong tương lai gần, khu bảo vệ tuyệt đối thuộc Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long sẽ mở rộng biên độ ra ...

Đến thăm tháp chuông nổi tiếng Belfry của Bỉ có thể không còn dễ dàng khi Bruges là thành phố mới nhất ở châu Âu ...

Theo bình chọn mới nhất của CNN, Hà Nội và Phú Quốc đã vinh dự nằm trong danh sách điểm du lịch tốt nhất châu ...

Nếu Đà Nẵng có "Cầu Vàng" được thiết kế với hình ảnh bàn tay khổng lồ từng xôn xao báo chí trong và ngoài nước, ...

Chợ nổi Cái Răng tập trung hàng trăm ghe thuyền, hàng hóa đa dạng

Chợ nổi Cái Răng thường họp khá sớm, bắt đầu từ lúc mờ sáng cho đến khoảng 8,9 giờ sáng thì vãn khách. Ở đây, hầu hết hàng hóa đều được bán sỉ với mức giá hời hơn những nơi khác nhưng hết sức đa dạng và phong phú với điển hình là hàng nông sản (bao gồm các loại trái cây, rau củ quả,...) và hàng thủ công, gia dụng, thực phẩm,...

Không chỉ thế, ở chợ còn có các xuồng nhỏ bán đồ ăn uống và một số loại hàng hóa nhằm phục vụ sinh hoạt hàng ngày của cư dân sinh sống ở đây và du khách ghé thăm nơi này du lịch.

Chợ nổi Cái Răng tập trung hàng trăm ghe thuyền hoạt động sôi nổi, tấp nập. Cụ thể: Ghe hàng của người Việt bán trái cây, rau củ nông sản. Ghe của người Khmer bán cà ràng (bếp bằng đất nung). Nhà bè của người Hoa bán hàng tạp hóa...

Ở Chợ nổi Cái Răng, người bán hàng thường sử dụng cây bẹo để chào hàng. Thông thường, mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại mặt hàng, do vậy, người bán hàng bán cái gì thì sẽ treo loại hàng đó lên một cây sào lên ghe như để người mua hàng biết ở ghe nào bán loại mặt hàng nào. Đây chính là ghe bẹo mà người ở đây thường gọi.

Vì sao Chợ nổi Cái Răng được bình chọn là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?

Được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XX, nhưng đến thập niên 90 của thế kỉ XX, do trở ngại về giao thông đường thủy, Chợ nổi Cái Răng được di dời qua khỏi cầu Cái Răng về phía Phong Điền, cách vị trí cũ trên 1 km.

Hiện tại, Chợ nổi Cái Răng nằm ở phía hạ lưu sông Cần Thơ cách cầu Cái răng khoảng 600m, với diện tích mặt nước khá rộng lớn, thuận lợi cho các hoạt động của chợ nổi: chiều rộng chiếm luồng ngang sông trung bình 100m - 120m, chiều dọc sông khoảng 1300m - 1500m với diện tích mặt nước tương đối rộng, nằm trên địa bàn quận Cái Răng với khoảng 300 - 400 ghe họp chợ mỗi ngày. Không chỉ thế, tại chợ còn có một số dịch vụ đi kèm như trạm xăng dầu nổi, xưởng sửa máy nổi, tiệm may nổi…