TẢI VỀ BỘ HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY (FREE)
Những điều kiện cơ bản để thành lập công ty
Mỗi loại hình công ty có điều kiện thành lập riêng, cụ thể điều kiện như sau:
Không giới hạn số lượng cổ đông tham gia.
Chủ sở hữu có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật.
Tối đa không quá 50 thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân và không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Điều kiện thành lập công ty tài chính theo pháp luật Việt Nam
Căn cứ Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng quy định về hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng thì công ty tài chính 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Ngoài các điều kiện chung đối với các tổ chức tín dụng trong nước, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện riêng như sau:
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 30/2015/TT-NHNN, các điều kiện đối với cổ đông sáng lập được quy định hết sức rõ ràng. Cụ thể:
Đối với tổ chức là doanh nghiệp Việt Nam (trừ ngân hàng thương mại) cần đảm bảo các điều kiện sau:
Tổ chức là ngân hàng thương mại, tổng tài sản tối thiểu cần đảm bảo là 100.000 tỷ đồng và một số điều kiện đặc thù khác liên quan.
Chủ sở hữu công ty tài chính không thuộc các đối tượng bị cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp, theo Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Theo quy định của pháp luật, công ty tài chính được cấu trúc theo hai loại hình như sau:
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần đáp ứng các điều kiện về vốn pháp định theo quy định của chính phủ từng thời kỳ.
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng, công ty tài chính cần đáp ứng các điều kiện sau:
Doanh nghiệp đầu tư chứng khoán cần tuân thủ các quy định sau:
Điều kiện về chủ thể thành lập công ty
Cá nhân hoặc pháp nhân (công ty) đều có quyền thành lập công ty, trừ một số trường hợp sau:
Điều kiện về nghành nghề khi đăng ký
Hình minh họa : nghành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm và có đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý, không được kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Điều kiện thành lập công ty luật, văn phòng luật sư
Theo Điều 32 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bổ sung 2012), điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư bao gồm các yếu tố sau:
Những điều kiện trên đây được quy định nhằm đảm bảo sự chuyên nghiệp và tuân thủ quy định pháp luật của các tổ chức hành nghề luật sư.
Dịch vụ tư vấn điều kiện thành lập công ty của Luật Việt An:
Mọi thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được tư vấn cụ thể về điều kiện thành lập công ty
Last updated on Tháng Sáu 14th, 2023 at 12:41 sáng
Hiện nay, việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư, bao gồm cả văn phòng luật sư và công ty luật, đang diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, có một số điều kiện thành lập công ty luật cần thiết và thủ tục đăng ký phải tuân theo.
Điều kiện về đối tượng kinh doanh.
- Các cơ quan , tổ chức , cá nhân có nhu cầu thành lập công ty .
- Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.
- Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Doanh nghiệp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Điều kiện về đặt tên doanh nghiệp
Khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp phải đăng ký tên công ty. Tên công ty bắt buộc phải đáp ứng ba điều kiện tiên quyết:
Ngoài ra tên doanh nghiệp phải đảm bảo đủ hai thành phần:
Khi thành lập, chủ doanh nghiệp phải đăng ký trụ sở kinh doanh. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Trụ sở công ty không được sử dụng chung cư, khu tập thể trừ trường hợp chung cư, khu tập thể được xây dựng phục vụ mục đích cho thuê văn phòng.
Thủ tục đăng ký thành lập công ty luật, văn phòng luật sư
Theo quy định hiện hành, công ty luật được đăng ký tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Điều này có nghĩa là công ty luật cần đăng ký tại Sở Tư pháp của khu vực mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên.
Tuy nhiên, trong trường hợp công ty luật được thành lập bởi luật sư từ các Đoàn luật sư khác nhau, việc đăng ký hoạt động sẽ được thực hiện tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi công ty luật có trụ sở chính đặt tại. Điều này đảm bảo rằng công ty luật được đăng ký và hoạt động theo đúng quy định của khu vực nơi nó hoạt động.
Theo quy định hiện hành, thời hạn để nhận được Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư là 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ tại Sở Tư pháp. Trong vòng thời gian này, Sở Tư pháp sẽ tiến hành xem xét và đánh giá các yêu cầu và thông tin cần thiết trong hồ sơ.
Tuy nhiên, trong trường hợp Sở Tư pháp từ chối cấp Giấy đăng ký, tổ chức sẽ nhận được thông báo từ chính quyền địa phương bằng văn bản. Thông báo này sẽ nêu rõ lý do từ chối và gợi ý các biện pháp cần thực hiện để đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn để có thể được cấp Giấy đăng ký hoạt động trong tương lai.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật sẽ tiến hành việc thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư, đồng thời kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động.
Công ty tài chính là một loại hình tổ chức về kinh doanh tín dụng phi ngân hàng với chức năng tiến hành sử dụng các nguồn vốn khác nhau để thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền tệ, đóng vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc gia. Do đó, các điều kiện cùng trình tự, thủ tục để thành lập công ty tài chính đang được rất nhiều cá nhân cũng như các doanh nghiệp quan tâm.
Điều kiện tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài
Theo cam kết của Việt Nam trong WTO, Việt Nam mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam cho các phân ngành:
Đối với nhóm ngành “Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm”, căn cứ theo Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam trong WTO, Việt Nam đã gỡ bỏ các hạn chế tiếp cận thị trường với các nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty tài chính tại Việt Nam.
Trước 01/01/2008, doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc, bao gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm các công trình dầu khí và các công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh cộng đồng và môi trường. Hạn chế này sẽ được bãi bỏ vào ngày 1/1/2008.
Đối với nhóm ngành “Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác”, Việt Nam không hạn chế tiếp cận thị trường, ngoại trừ:
Việt Nam không hạn chế tiếp cận thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, tuy nhiên đưa ra bảo lưu với tất cả các biện pháp không tương thích hiện hành ở cấp trung ương và cấp vùng đối với nhóm ngành “Dịch vụ tài chính do các tổ chức phi tài chính cung cấp, ngoại trừ việc cung cấp và chuyển giao các thông tin tài chính và dịch vụ tư vấn tài chính”, tức là khi nhà đầu tư tham gia vào thị trường trong nước phải đáp ứng các quy định chung đối với nhà đầu tư mọi quốc tịch và quy định riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài hiện hành (Phụ lục NCM-I)