Bạn đang có ý định du học nghề Điều Dưỡng tại Đức? Mức lương sau khi ra trường có phải là vấn đề bạn đang quan tâm? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về những băn khoăn liên quan đến lương của một chuyên viên điều dưỡng.

Mức lương sau khi ra trường của sinh viên du học nghề ngành điều dưỡng

Du học nghề ngành điều dưỡng chính là lựa chọn đáng để cân nhắc khi các học viên lựa du học nghề Đức. Nhu cầu nhân lực của chính phủ Đức đối với ngành này là quá lớn mở ra nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên về vấn đề việc làm, định cư thậm chí là mức lương cao ngoài sự kỳ vọng.

Mức lương tăng ca (ngoài giờ làm việc)

Đối với lĩnh vực y tế, chăm sóc bệnh nhân hay người già thì vấn đề tăng ca, làm thêm là điều dễ hiểu. Tại các doanh nghiệp, bạn có thể đăng ký làm thêm ngoài giờ để gia tăng thu nhập cá nhân. Hiện nay, phụ phí tăng ca khoảng 50% mức lương hiện hành của bạn tại doanh nghiệp đó.

Làm sao để nhận được mức lương như kỳ vọng sau khi ra trường?

Như đã nói bên trên, mặc dù mức lương được tính toán trung bình là vậy nhưng con số có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi người, mỗi việc.

Để có được mức lương tốt sau khi ra trường, bạn phải không ngừng nỗ lực. Cố gắng học tập và trau dồi để thể hiện toàn bộ kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cấp trên thấy rõ.

Ngoài ra thái độ cầu thị, sự tự tin trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp cùng với đánh giá từ cấp trên của bạn sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá và đàm phán lương sau này.

Cuối cùng, để có một mức lương như kỳ vọng, bạn cần có sự tự tin trong đàm phán, thể hiện rõ ràng mục tiêu và những gì mình có thể mang lại cho doanh nghiệp trong tương lai.

(028) 221 308 99 – Hotline: 097 356 4242

Số 3 Cù Lao, Phường 2, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

#Tiếng_Đức_Nhân_Tâm #tiengducnhantam #hoctiengduc #duhocngheduc #Duhocduc #hoctiengducmoingay #Học_tiếng_đức #tiếngđức #tiengduchcm

Đi đôi với nhu cầu về kinh tế là nhu cầu về cải thiện sức khỏe của con người, Điều dưỡng chính là một trong những ngành quan trọng trong khối ngành Sức khỏe, có vai trò lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe con người. Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, khoảng 2 năm trở lại đây thí sinh có xu hướng “dịch chuyển” ưu tiên các ngành học thuộc khối sức khỏe, trong đó ngành Điều dưỡng. Vậy “Ngành Điều dưỡng là gì? Ra trường làm gì?” Đây là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ.

Điều dưỡng là một trong những ngành trong hệ thống y tế nhằm nâng cao, bảo vệ, cải thiện sức khỏe con người, xoa dịu nỗi đau qua các chẩn đoán, tư vấn về các vấn đề liên quan đến y học để tạo nên những dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, cộng đồng xã hội.

Sinh viên Điều dưỡng Trường Đại học Đại Nam học thực hành trên mô hình tại trường.

Điều dưỡng là người cùng với bác sĩ chẩn đoán, điều trị, chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần cho bệnh nhân. Một điều dưỡng chuyên nghiệp không chỉ cần vững chuyên môn mà còn đòi hỏi những phẩm chất tốt. Nếu bạn có ước mơ được khoác trên mình tấm áo blouse trắng, thực hiện sứ mệnh chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân thì Điều dưỡng là một nghề thực sự dành cho bạn.

Sinh viên ngành Điều dưỡng học gì tại Đại học Đại Nam?

Ngành Điều dưỡng trường Đại học Đại Nam phát triển theo hướng từng bước đạt chuẩn khu vực ASEAN và tiếp cận với chuẩn quốc tế vào năm 2025. Sinh viên tốt nghiệp đảm bảo đạt được chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sinh viên được “cầm tay, chỉ việc” học từ đơn giản đến phức tạp, có khả năng thực hiện thành thạo 55 kỹ năng Điều dưỡng cơ bản lâm sàng.

Sinh viên Điều dưỡng Đại học Đại Nam được hòa nhập môi trường quốc tế.

Các môn học sinh viên được trang bị là các kiến thức về Điều dưỡng cơ sở, sức khỏe - môi trường nâng cao sức khỏe, dược lý điều dưỡng, quản lý điều dưỡng, tổ chức quản lý y tế, sinh lý bệnh miễn dịch, tâm lý học y đức, kiểm soát nhiễm khuẩn, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, điều dưỡng nội khoa, ngoại khoa, điều dưỡng tâm thần, hồi sức cấp cứu…

Năng lực sinh viên nhận được sau từng năm học cụ thể như sau:

Năm thứ nhất: Tập trung học các môn khoa học cơ bản xen lẫn với các môn y học cơ sở như sinh học, giải phẫu… và môn nền tảng của khoa học điều dưỡng là Điều dưỡng cơ bản.

Năm thứ hai: Sinh viên hoàn thiện thêm kiến thức, kỹ năng với các y học cơ sở như vi sinh như mô học, sinh lý, hóa sinh… để làm căn cứ học các môn chuyên ngành điều dưỡng. Đồng thời sinh viên được học tập các kỹ năng điều dưỡng cơ bản tại phòng Skillslab theo nhóm nhỏ và trên các mô hình. Sinh viên học Tiếng Anh để đạt chuẩn đầu ra TOEIC từ 400 điểm.

Một góc nhỏ trong bệnh viện thực hành của khoa Điều dưỡng Đại học Đại Nam.

Năm thứ ba: Sinh viên thực tập tại các bệnh viện tại Hà Nội về các kỹ năng Điều dưỡng Nội khoa, điều dưỡng Ngoại khoa, điều dưỡng Nhi khoa, điều dưỡng Sản phụ khoa, Hồi sức cấp cứu, Kiểm soát nhiễm khuẩn.

Năm thứ tư: Tiếp tục học và thực tập tại bệnh viện các kỹ năng Điều dưỡng Tâm thần, điều dưỡng Phục hồi chức năng, điều dưỡng Truyền nhiễm, điều dưỡng Cộng đồng, điều dưỡng Lão khoa, điều dưỡng Y học cổ truyền, Quản lý điều dưỡng và Thực tập tốt nghiệp.

Ngành Điều dưỡng ra trường làm gì?

Hiện nay Việt Nam có hơn 140.000 điều dưỡng/hộ sinh, đạt tỷ lệ 11,4 điều dưỡng/10.000 dân, thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ trung bình trên thế giới. Để tiến tới mục tiêu 25 điều dưỡng/10.000 dân vào năm 2025, đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc y tế của người dân, Việt Nam cần thêm hơn 320.000 điều dưỡng/hộ sinh.

Những năm gần đây, cùng với sự già hóa dân số, nhu cầu người già cần chăm sóc sức khỏe hàng ngày gia tăng nhanh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Số lượng điều dưỡng còn thiếu dẫn tới tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế, không đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc của người bệnh, cho nên nhu cầu tuyển điều dưỡng ở Việt Nam và trên thế giới vô cùng lớn.

Sinh viên ngành Điều dưỡng ra trường làm việc tại các chuyên khoa trong hệ thống 13.547 cơ sở y tế bao gồm: các bệnh viện lớn, nhỏ, các bệnh viện đa khoa tỉnh/huyện, các phòng khám lớn nhỏ, viện nghiên cứu, trường điều dưỡng, trung tâm điều dưỡng, trạm y tế, các bộ phận y tế trong các trường học và doanh nghiệp và các cơ sở y tế tư nhân có tư cách pháp nhân; Điều dưỡng trưởng Khoa, Phòng và Bệnh viện; Giảng viên tại các cơ sở đào tạo Điều dưỡng; Học Thạc sỹ, Tiến sỹ Điều dưỡng để giảng dạy và nghiên cứu. Đặc biệt, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có cơ hội làm việc lâu dài tại Nhật Bản với visa vĩnh trú tại các hệ thống bệnh viện dưỡng lão của Nhật Bản - đơn vị đối tác quốc tế của trường.

Mức lương trong quá trình học nghề

Đối với chương trình du học nghề tại Đức, bạn sẽ phải học kết hợp trong 3 năm đầu vừa lí thuyết và cả thực hành. Trong thời gian này, bạn sẽ được đào tạo tất cả các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu theo chương trình đa khoa. Ngoài thời gian học lý thuyết tại trường, bạn sẽ được làm việc tại doanh nghiệp, cụ thể là các bệnh viện, viện dưỡng lão,…

Ưu điểm của chương trình này, là bạn không những học không mất học phí mà còn có thể nhận được một khoản thu nhập trong quá trình thực tập. Thường thì mức lương sẽ là 1100E/tháng (năm 1), 1200E/tháng (năm 2), 1300E/tháng (năm 3). Mức lương này có thể thay đổi tùy vào chính sách và các sự hỗ trợ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Tiếng Đức Nhân Tâm có một số đơn đặc biệt dành cho học viên xuất sắc. Điển hình trong kỳ bay tháng 9 năm 2023 có đơn của bạn Tiên và bạn Bảo Trân với mức lương ngành điều dưỡng trong quá trình học nghề như sau:

Bạn sẽ nhập học vào kỳ nhập học tháng 10 năm 2023 tại Bang Hessen, gần Franfurt. Điểm đặc biệt hơn cả là đây là đơn điều dưỡng không cần phải chứng minh tài chính.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo du học nghề tại Đức. Bạn sẽ được cấp chứng chỉ trở thành chuyên viên điều dưỡng. Sau đó, bạn sẽ được giữ lại doanh nghiệp để làm việc hoặc thay đổi tùy theo nhu cầu và nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, mức lương giao động bạn sẽ rơi vào từ 3000E – 4000E/tháng. Con số này còn tùy thuộc vào năng lực của bạn và khả năng deal lương.

Thao cập nhập mới nhất vào hồi tháng 6 của 1 học viên tại Tiếng Đức Nhân Tâm đã du học nghề ngành điều dưỡng vào hồi 2021. Với mức lương 3900E/tháng (lương trước thuế) là một con số ngoài sự mong đợi của bạn ấy. Ngoài ra, bạn còn được doanh nghiệp đồng ý giữ lại làm khi còn là sinh viên năm 2.

Sinh viên du học nghề Điều dưỡng được nhận lương và hưởng các chế độ phúc lợi xã hội, lưu trú lâu dài như một công dân Đức theo đúng quy định của pháp luật.