Hôm nay (ngày 17/8), các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn đại học 2024 và kết quả xét tuyển. VietNamNet tiếp tục cập nhật thông tin mới nhất tới quý độc giả.

Các phương thức tuyển sinh Đại học Kinh tế Luật UEL năm 2024?

Theo Đề án tuyển sinh trường Đại học Kinh tế Luật UEL năm 2024 nêu rõ 5 phương thức tuyển sinh năm 2024 như sau:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng.

Chỉ tiêu: tối đa 5% tổng chỉ tiêu.

+ Phương thức 1a: theo quy chế tuyển sinh đại học ban hành theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/06/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối tượng và hồ sơ đăng ký xét tuyển: Thực hiện theo kế hoạch, quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

+ Phương thức 1b: ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi, tài năng trường THPT (theo quy định ĐHQG-HCM).

Đối tượng: Thí sinh xuất sắc trong học tập của các trường THPT; thí sinh giỏi năng khiếu đạt thành tích cao trong các cuộc thi thể thao, nghệ thuật; thuộc trong nhóm 05 học sinh xuất sắc nhất trường.

Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển (UTXT) theo quy định của ĐHQG-HCM.

Chỉ tiêu: tối đa 20% tổng chỉ tiêu.

Đối tượng: thí sinh từ 149 trường THPT (trong đó 79 trường THPT chuyên, năng khiếu trong cả nước và 70 trường THPT theo danh sách đính kèm).

Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.

Chỉ tiêu: trong khoảng 30% đến 50% tổng chỉ tiêu.

Xét tuyển và công bố kết quả: thực hiện theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.

Cộng điểm ưu tiên: Việc sử dụng điểm ưu tiên khu vực, đối tượng để xét tuyển đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định về điểm ưu tiên được quy định tại Điều 7 của Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Quy chế tuyển sinh Bộ GD&ĐT.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG-HCM 2024.

Chỉ tiêu: trong khoảng 40% – 60% tổng chỉ tiêu.

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL, …) kết hợp với kết quả học tập THPT hoặc xét chứng chỉ SAT, ACT/ bằng tú tài quốc tế (IB)/ chứng chỉ A-level.

Chỉ tiêu: tối đa 10% tổng chỉ tiêu, trong đó không quá 50% tổng chỉ tiêu của các chương trình tiếng Anh.

Điều kiện đăng ký xét tuyển: phải đảm bảo 1 trong các tiêu chí sau:

+ Xét theo chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế kết hợp kết quả học tập THPT: Thí sinh có điểm trung bình học tập THPT từ 7,5 (thang điểm 10) và chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ tương đương IELTS 5.0 trở lên.

+ Xét kết quả bài thi SAT hoặc ACT: Xét tuyển kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa: SAT (Scholastic Assessment Test): Thí sinh đạt điểm từ 1200/1600 trở lên; ACT (American College Testing) đạt điểm từ 27/36.

+ Xét theo chứng chỉ A-level hoặc bằng tú tài quốc tế (IB): Thí sinh sử dụng tổ hợp 3 môn thi (trong đó có môn Toán), mức điểm mỗi môn thi đạt từ 80/100 điểm trở lên (tương ứng điểm A); Bằng tú tài quốc tế (IB) từ 32/45 điểm trở lên.

TẢI VỀ Đề án tuyển sinh trường Đại học Kinh tế Luật UEL năm 2024.

Xác nhận nhập học đại học 2024 quy định như thế nào?

Căn cứ theo Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 xác nhận nhập học đại học 2024 được quy định như sau:

- Đối với thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, từ ngày 22/7/2024 đến 17 giờ 00 ngày 31/7/2024, thí sinh có thể xác nhận nhập học trên Hệ thống (những thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không được tiếp tục đăng ký NVXT, trừ các trường hợp được thủ trưởng CSĐT cho phép không nhập học). Trong trường hợp chưa xác định nhập học, thí sinh có thể tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia như các thí sinh khác để các CSĐT xét tuyển, nếu trúng tuyển thí sinh sẽ xác nhận nhập học theo lịch chung;

- Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 27/8/2024, tất cả các thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống.

Điểm chuẩn học bạ Đại học Kinh tế Luật UEL năm 2024 ra sao?

Điểm chuẩn học bạ Đại học Kinh tế Luật UEL năm 2024 vừa được công bố ngày 2/7/2024 như sau:

Điểm chuẩn học bạ Đại học Kinh tế Luật UEL năm 2024 ra sao? Công bố điểm chuẩn học bạ UEL năm 2024? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác tuyển sinh như quy định trên.

Phương thức tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thương năm 2024 thế nào?

Năm 2024, Trường Đại học Ngoại thương giữ ổn định các phương thức tuyển sinh đại học chính quy như năm 2023, cụ thể:

(1) Phương thức 1- Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia hoặc trong cuộc thi KHKT quốc gia, đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp Tỉnh/Thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.

(2) Phương thức 2 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên, hệ không chuyên của các trường THPT

(3) Phương thức 3 – Phương thức xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(4) Phương thức 4 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo các tổ hợp môn xét tuyển của trường

(5) Phương thức 5 – Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2024

(6) Phương thức 6 – Phương thức xét tuyển thẳng năm 2024

Điểm chuẩn Trường Đại học Thương Mai dao động từ 24,5- 27 điểm

PGS.TS Nguyễn Viết Thái - Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, Trường ĐH Thương mại (Hà Nội) thông tin; điểm chuẩn đầu vào của trường dao động từ 24,5- 27 điểm.

Theo đó, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Marketing (Marketing thương mại), Marketing (Marketing số), Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế): 27 điểm. Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn): 24,5 điểm. Cụ thể:

Quản trị kinh doanh (Quản trị kinh doanh)

Quản trị kinh doanh (Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh)

Marketing (Marketing thương mại)

Marketing (Quản trị thương hiệu)

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng)

Kinh doanh quốc tế (Thương mại quốc tế)

Kinh tế quốc tế (Kinh tế quốc tế)

Tài chính – Ngân hàng (Tài chính – Ngân hàng thương mại)

Tài chính – Ngân hàng (Tài chính công)

Thương mại điện tử (Quản trị Thương mại điện tử)

Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh thương mại)

Quản trị kinh doanh (Tiếng Pháp thương mại)

Ngôn ngữ Trung Quốc (Tiếng Trung thương mại)

Hệ thống thông tin quản lý (Quản trị Hệ thống thông tin)

Quản trị nhân lực (Quản trị nhân lực doanh nghiệp)

Luật kinh tế (Luật Thương mại quốc tế)

Quản trị khách sạn (Quản trị khách sạn)

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành)

Kinh tế số (Phân tích kinh doanh trong môi trường số)

PGS.TS Nguyễn Viết Thái - Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông, Trường Đại học Thương mại (Hà Nội) lưu ý, thí sinh cần thường xuyên kiểm tra email để nhận các thông báo tiếp theo từ trường.

Trường Đại học Thương mại dự kiến tổ chức cho thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp từ 11/9-16/9/2023. Sau đó, các em sẽ được học chính trị đầu khóa và khám sức khỏe.

Dự kiến ngày 29/9, nhà trường sẽ tổ chức khai giảng năm học mới và tối cùng ngày sẽ có chương trình chào tân sinh viên.

Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương theo phương thức xét học bạ kết hợp chứng chỉ IELTS hay giải thưởng phổ biến ở mức 28 điểm, cao nhất là 30 điểm.

Tối 14/6, trường Đại học Ngoại thương công bố điểm chuẩn của ba phương thức xét tuyển sớm, gồm xét học bạ kết hợp giải học sinh giỏi, chứng chỉ quốc tế và sử dụng điểm đánh giá năng lực.

Tại phương thức xét tuyển kết hợp học bạ và giải học sinh giỏi quốc gia, điểm tối đa là 34 (gồm 30 điểm từ ba môn trong tổ hợp, 4 điểm cộng nếu thí sinh đạt giải nhất quốc gia). Với cách tính tương tự, điểm tối đa khi xét học bạ với giải học sinh giỏi cấp tỉnh là 32. Tuy nhiên, năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi cách tính điểm ưu tiên để không xảy ra tình trạng điểm chuẩn vượt 30 nên Đại học Ngoại thương đã quy đổi điểm chuẩn về thang 30.

Theo đó, điểm chuẩn ở phương thức này cao nhất là 30 điểm, áp dụng với chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, trụ sở Hà Nội.

Với phương thức xét học bạ kết hợp chứng chỉ quốc tế, điểm chuẩn cao nhất cũng là 30 điểm với chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại ở Hà Nội. Với các ngành còn lại, đa số lấy điểm chuẩn 28, số ít có điểm chuẩn 25-26.

Tương tự, trường Đại học Ngoại thương quy đổi điểm thi đánh giá năng lực của hai Đại học Quốc gia Hà Nội, TP HCM về thang 30 (phương thức 5), lấy điểm chuẩn từ 27,8 đến 28,1.

Điểm chuẩn xét tuyển sớm các ngành của Đại học Ngoại thương cụ thể như sau:

Năm nay, Đại học Ngoại thương tuyển 4.100 sinh viên cho ba cơ sở Hà Nội, TP HCM và Quảng Ninh, tăng 50 so với mức 4.050 của năm 2022. Ngoài các phương thức xét tuyển sớm, trường còn xét tuyển 839 sinh viên bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, 115 em xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáp dục và Đào tạo.

Học phí dự kiến năm học 2023-2024 với chương trình đại trà là 25 triệu đồng, chương trình chất lượng cao, định hướng nghề nghiệp và phát triển quốc tế là 45 triệu đồng một năm, cùng tăng 5 triệu đồng so với hiện nay. Với chương trình tiên tiến, học phí dự kiến là 70 triệu đồng một năm, tăng 10 triệu; còn chương trình Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số, Truyền thông Marketing tích hợp vẫn giữ mức 60 triệu đồng.

Sinh viên Đại học Ngoại thương. Ảnh: FTU Times

Năm ngoái, điểm chuẩn từ điểm thi tốt nghiệp của Đại học Ngoại thương cao nhất 28,4 với tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) tại nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế tại trụ sở Hà Nội.

Các ngành Ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung, Nhật xét tuyển bằng tổ hợp D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) lấy điểm từ 35 đến 36,6 trên thang 40, tiếng Anh nhân hệ số hai. Điểm chuẩn vào những ngành này bẳng tổ hợp khác ít hơn 1 điểm.