Đền Cửa Ông là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất tại Quảng Ninh, thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan và cầu may mỗi năm. Vậy, đền Cửa Ông thờ ai?
Sự tích đền Cửa Ông và vị thần chủ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng
Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (1252 – 1313) là con thứ ba của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc vang danh muôn thuở. Trải dài lịch sử dựng nước và giữ nước, các vương triều Việt Nam luôn trọng dụng những vị tướng tài ba để trấn giữ vùng biên cương.
Sau chiến thắng vang dội chống quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285), vua Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Vương nhận thức rõ tầm quan trọng chiến lược của vùng biển đảo Đông Bắc. Chính vì vậy, vị tướng tài ba Trần Quốc Tảng được giao trọng trách trấn giữ vùng biên cương này.
Từ năm 1288 đến khi qua đời, phần lớn thời gian Trần Quốc Tảng giành cho việc trấn giữ vùng Đông Bắc. Do những công lao to lớn của ông mà vua Trần Anh Tông (đồng thời cũng là con rể của Trần Quốc Tảng), phong tước hiệu cho ông là Hưng Nhượng Vương.
Sử sách ghi chép lại những ngày cuối đời của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng tại Cửa Suốt đầy huyền bí: Ba ngày sau khi đến Cửa Suốt, trời bỗng nổi giông tố dữ dội. Giữa mưa to gió lớn, sấm sét đùng đoàng, Hưng Nhượng Vương tìm thấy một phiến đá lớn và ngồi lên đó. Bỗng nhiên, sóng biển cuồn cuộn nổi lên, nước dâng cao ngập cả phiến đá. Phiến đá kỳ lạ ấy tự nổi lên trên mặt nước, và Hưng Nhượng Vương đã hóa thân ở đó vào ngày 16 tháng 8 năm 1311.
Mưa tạnh, gió lặng, dân chúng kéo đến xem thì thấy trên phiến đá có một cái mũ đá. Mũ đá trôi dạt theo dòng nước, đến ngày 1 tháng 9 năm ấy thì cập bến Hàm Giang, rồi trôi đến bờ sông xã Trúc Châu (tên tục là Vườn Nhãn). Đêm hôm đó, già trẻ, lớn bé trong xã đều mơ thấy một người mặc cân đai, áo mũ chỉnh tề, đứng ở đình làng và nói: “Ta là Gia Tướng nhà Trần, nay số đã hết, lại trở về đóng nơi đồn cũ giữ yên dân, nước”.
Hôm sau, dân chúng ra đình xem thì thấy một tảng đá và một mũ đá bên bờ sông. Phiến đá dài 5 thước 4 tấc, ngang 2 thước 3 tấc, có 5 màu huyền ảo như mây. Dân chúng làm lễ đón mũ đá về lập miếu thờ và tâu lên vua.
Vua Trần Minh Tông biết ơn công lao to lớn của Hưng Nhượng Vương, lại thấy sự linh ứng của ông nên truyền cho lập miếu thờ và phong ông làm Thượng đẳng Phúc Thần, ban 800 quan tiền công hàng năm để cúng tế vào bậc Nhà nước. Năm 1314, đúng một năm sau khi Trần Minh Tông lên ngôi, nhà vua đã truy tặng Trần Quốc Tảng chức Thái úy.
Đền Cửa Ông không chỉ là điểm du lịch tâm linh thu hút du khách mà còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử quý giá. Các thần tích, thần sắc, sắc phong cho các vị thần tại đây là kho tư liệu quan trọng giúp thế hệ sau hiểu về quá trình dựng nước và giữ nước của triều Trần. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, di tích đền Cửa Ông vẫn giữ được những kiến trúc cổ kính và các pho tượng cổ có niên đại từ thế kỷ XIX.
Nhờ những giá trị đặc biệt đó, Đền Cửa Ông đã được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.
Kho lạnh Hoàng Phi Quân là một hệ thống kho lạnh hiện đại thuộc công ty Cổ Phần XNK Hoàng Lai . Chuyên cho thuê kho lạnh chứa hàng thủy hải sản đông lạnh, nông sản…. Có sức chứa lớn nhất TP.HCM hiện nay.
- Hệ thống kho lạnh Hoàng Phi Quân có sức chứa trên 20.000 tấn hàng, được chia thành nhiều kho độc lập với sức chứa từ 500 đến 6.000 tấn.
- Nhiệt độ mỗi kho cho phép cài đặt từ +15 0c đến -30 0c thích hợp với nhiều loai hàng hóa như : hoa quả, thủy hải sản đông lạnh và các mặt hàng nhạy cảm nhiệt độ khác……
- Quá trình điều khiển và kiểm soát nhiệt độ các kho lạnh được thực hiện trên hệ thống máy tính cho phép theo dõi nhiệt độ bảo quản từ xa. - Hệ thống nhập xuất hàng có các phương tiện bốc dỡ và di chuyển hàng hóa hiện đại như : xe nâng cao 10m, 5m, 3m……, bàn nâng hạ nối với container, túi khí tránh thoát nhiệt bảo đảm chất lượng hàng hóa. - Hàng hóa nhập xuất được kiểm soát và báo cáo tự động bằng hệ thống máy vi tính và được theo dõi hình ảnh bằng hệ thống camera thông minh. - Cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và trong sạch.
“VÌ SỰ THUẬN LỢI VÀ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG”
Du lịch Tây Tạng thu hút du khách với những trải nghiệm khám phá vùng đất linh thiêng huyền bí đầy mê hoặc, cùng với những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ bậc nhất. Trong chuyến đi, bạn không thể không ghé thăm những địa điểm du lịch Tây Tạng nổi bật mà FIT TOUR sẽ chia sẻ ngay sau đây!
Bạn cũng đừng bỏ qua kinh nghiệm du lịch khác trước khi đến Tây Tạng: Nên đi Tây Tạng thời điểm nào đẹp nhất!
Địa điểm đầu tiên FIT TOUR giới thiệu giới thiệu chính là cung điện Potala, hay còn được gọi bằng cái tên cung điện Bồ Tát. Một khi đã đi du lịch Tây Tạng thì nhất định không thể nào bỏ qua địa điểm đặc biệt này.
Để ghé thăm nơi đây, bạn cần đăng ký trước khi nhập cảnh ở Tây Tạng và phải trải qua một cuộc kiểm tra an ninh nghiêm ngặt. Bởi vì, đây nơi đặt Chính phủ, được lựa chọn vì nó nằm ở vị trí lý tưởng giữa hai tu viện Sera, Drepung và thành phố Lhasa.
Cung điện này bao phủ cả một pháo đài trước đó đã được xây dựng được gọi là Bạch cung và Hồng cung được xây dựng bởi Songtsän Gampo vào năm 637. Xây dựng từ năm 1645, Potala chính là linh hồn của Lhasa nói riêng và của Tây Tạng nói chung.
Toàn bộ kiến trúc lâu đài đều làm bằng đá và gỗ. Trên mỗi vách của cung điện đều có các bích họa với những màu sắc rực rỡ, nghệ thuật phong phú và nhiều phong cách vô cùng đặc sắc.
Không chỉ vậy, tham quan phía sau cung điện bạn sẽ được cảm nhận một không gian lãng mạn, trữ tình với sự bố trí hài hòa của bờ cỏ, hồ nước, tất cả tạo nên một khung cảnh mà bất cứ ai bước vào chiêm ngưỡng đều phải cất lên tiếng trầm trồ.
Cung điện Potala nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, gắn liền với lịch sử hình thành Tây Tạng và là niềm tự hào đức tin của những con người nơi này. Một lần nữa FIT TOUR muốn khẳng định: đây chắc chắn là địa điểm sẽ gây nhiều tiếc nuối nếu như bạn bỏ qua trong tour du lịch Tây Tạng của mình.
Chùa Jokhang – hay Đại Chiêu, là ngôi chùa Phật giáo Mật Tông Tạng truyền nằm tại quảng trường Bát Giác thuộc trung tâm phố cổ Lhasa, được xây dựng vào năm 693. Theo truyền thống, nó được xây dựng cho 2 cô dâu của nhà vua là Công chúa Văn Thành của nhà Đường và công chúa Bhrikuti của Nepal.
Cả hai được cho là đã mang những hình ảnh và bức tượng Phật giáo quan trọng từ Trung Quốc và Nepal đến Tây Tạng đặt ở đây, như là một phần của hồi môn của họ.
Người Tây Tạng coi nó là ngôi đền linh thiêng và quan trọng nhất, là điểm hành hương thu hút rất nhiều phật tử đến tham quan, chiêm bái.
Khi đến đây, bạn sẽ thỏa thích khám phá sự pha trộn độc đáo của thiết kế một Tịnh xá Ấn Độ với thiết kế Tây Tạng Nepal, một trải nghiệm phải có cho chuyến đi du lịch Tây Tạng của bạn.
Là cái tên không thể thiếu trong chuyến du lịch Tây Tạng của bạn, Hồ Namtso là hồ nước mặn nằm ở độ cao nhất thế giới cách Lhasa 240km, ngự trên đỉnh núi Nyainqen Tanglha phủ đầy tuyết trắng.
Ngoài cái tên Namsto phổ biến được nhiều du khách biết đến, thì các tộc người sinh sống ở vùng này còn gọi bằng tên khác là Namuchua (tiếng Tây Tạng) với ý nghĩa là “Hồ Trời”, “Biển Trời”. Người Tây Tạng xem Namtso là một trong 4 hồ thiêng liêng nhất của họ.
Với phương tiện là ô tô, xe máy hoặc xe buýt, bạn đã có thể tới khám phá Hồ Namtso và tận hưởng trải khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, cùng nền trời trong xanh phản chiếu xuống mặt nước màu ngọc lam, chắc chắn sẽ làm bạn say đắm quên cả lối về.
Cách Lahsa hơn 100 km và khoảng 2,5 giờ đi xe, hồ Yamdrok là điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thiên nhiên Tây Tạng. Nằm ở độ cao 4.441m, Yamdrok được xem là một trong 4 hồ nước linh thiêng nhất Tây Tạng (ba hồ khác là Namtso, Lhamo Latso và Manasarovar Tso).
Hồ Yamdrok là đẹp như một bức tranh thuỷ mặc hiện ra giữa thiên nhiên bao la. Cạnh bên dòng nước xanh mơn trữ tình có một nhà máy điện được hoàn thành và khánh thành vào năm 1996 gần ngôi làng nhỏ Pai-Ti ở cực tây của hồ. Đây là nhà máy điện lớn nhất tại Tây Tạng.
Cao 5000 mét cho với mặt nước biển, đèo Gambala là điểm đẹp nhất để ngắm hồ Yamdrok. Từ đỉnh đèo Gambala, bạn có thể thấy được những con đường uốn lượn dưới chân đèo dẫn đến hồ thiêng Yamdrok.