Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Giấy biên nhận giả mạo Tập đoàn cung ứng Nhân lực Sao Mai

Trong trường hợp người lao động bảo mang tiền mặt, chúng sẽ hướng dẫn vào ngân hàng để nạp tiền tài khoản. Chúng lấy lý do đang đưa học sinh đi khám sức khỏe ở bệnh viện Hồng Ngọc không có ở Văn phòng.

Với thủ đoạn nêu trên chúng đã lừa hàng chục người lao động nhẹ dạ cả tin với số tiền từ 3 triệu đến 30 triệu.

Với hành vi mạo danh Sao Mai lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Đài Loan các đối tượng liên quan có thể bị truy cứu hình sự và bị phạt tù.

Công ty chúng tôi xin thông báo để những ai có nhu cầu đi xuất khẩu lao động cảnh giác và làn tỏa thông tin cho những người thân quen để tránh bị lừa đảo. Chúng tôi đã có công văn báo cáo tới các đơn vị chức năng liên quan để truy tìm thủ phạm xử lý.

Đối tượng Nguyễn Kim Thanh liên tục thúc dục nạn nhân chuyển tiền cọc

Tất cả các khoản này các đối tượng lừa đảo đều sử dụng phiếu thu, xác nhận giả mạo lấy tên Sao Mai và chỉ có dấu “Đã thu tiền”. Các đối tượng lừa đảo liên tục hối thúc người lao động chuyển khoản với nhiều lý do cấp bách vào số tài khoản:

• Số tài khoản: 1040677707 hoặc 1016673208

• Người thụ hưởng: Bach Thi Ngan hoặc Do Duy Phuong

Khuyến cáo người lao động cần cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo XKLD

Hiện nay thủ đoạn lừa đảo XKLĐ rất tinh vi. Chính vì vậy Tập đoàn cung ứng Nhân lực Sao Mai KHUYẾN CÁO người lao động nếu có nhu cầu xuất khẩu lao động cần xác minh tìm hiểu thật kỹ qua website chính thức của Sao Mai tại địa chỉ: www.saomaixkld.vn hoặc liên hệ hotline: 0931 446 688. Tuyệt đối không tin tưởng vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về đơn hàng chi phí rẻ trên Group Facebook, Zalo không chính thống và tuyệt đối không giao dịch để tránh rơi vào bẫy lừa đảo.

Lưu ý: Những lao động đã từng bị nhóm đối tượng này lừa đảo, vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Để tránh bị lừa đảo Tập Đoàn Cung Ứng Nhân Lực Sao Mai khuyến cáo người lao động nên tìm tới các công ty được BỘ LĐ-TB&XH cấp giấy phép hoạt động. Tập Đoàn Cung Ứng Nhân Lực Sao Mai là một đơn vị được Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội cấp giấy phép hoạt động (Số: 586/LĐTBXH-GP). Bên cạnh đó mọi người tuyệt đối không tin tưởng vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về XKLĐ trên các website, trang Facebook, Zalo không chính thống. Người lao động khi có nhu cầu tìm hiểu về các chương trình XKLĐ vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline/Zalo chính thức của Tập Đoàn Cung Ứng Nhân Lực Sao Mai: 0931446688 hoặc tới trực tiếp Văn phòng của Sao Mai tại địa chỉ: 18A1, Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội để được tư vấn cụ thể về các chương trình XKLĐ.

Để nhận được thông tin nhanh nhất và chính xác nhất mời bạn bấm quan tâm OA ZALO của tập đoàn chúng tôi.

CẢNH BÁO LỢI DỤNG UY TÍN, THƯƠNG HIỆU LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TIỀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG MUỐN ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐÀI LOAN

Trong một số ngày gần đây Công ty cổ phần tập đoàn cung ứng nhân lực Sao Mai – 18A1 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội liên tục tiếp nhận thông tin về một số đối tượng giả danh cán bộ nhân viên công ty tư vấn và yêu cầu người lao động đặt cọc với số tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Trong trường hợp có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động Đài Loan hãy liên hệ trực tiếp qua các kênh chính thống của công ty chúng tôi

Website: https://saomaihr.vn/ hoặc https://saomaixkld.vn/

Trang Zalo: https://zalo.me/saomaihr0931446688

Trang Facebook: https://www.facebook.com/saomaihrgroup

Trang Line: https://qr-official.line.me/gs/M_059fewqo_GW.png?oat_content=qr

Tiktok: https://www.tiktok.com/@vietnamlink.edu?_t=8nBMLSesPOz&_r=1

Quý khách hàng nên trực tiếp đến trụ sở Công ty tại 18A1 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội để được tư vấn trực tiếp, đăng ký và thực hiện các nghiệp vụ liên quan.

Video hướng dẫn quan tâm OA ZALO của SAOMAI HR GROUP

Thời gian gần đây, hàng loạt hình thức lừa đảo qua mạng xã hội và qua điện thoại khiến nhiều người bị mắc bẫy, thiết hại về vật chất cho bản thân, gia đình. Hãy cùng chúng tôi “vạch mặt” những chiêu thức lừa đảo này…

Chiêu thức này, những kẻ giả danh, lừa đảo sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân...; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng.

Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.

2. Giả danh nhân viên ngân hàng

Những kẻ giả danh thuê gười lập trình trang web giống trang web ngân hàng, đào tạo "nhân sự" gọi điện cho bị hại rồi từng bước lừa họ đăng nhập vào trang web đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Đối tượng mạo danh là nhân viên của các nhà mạng gọi điện, nhắn tin hướng dẫn cú pháp để thực hiện nâng cấp sim 3G thành sim 4G nhằm lừa đảo, chiếm đoạt quyền kiểm soát sim điện thoại, đánh cắp các thông tin thẻ tín dụng, lấy mã OTP của tài khoản ngân hàng đăng ký theo số điện thoại đó

Đối tượng lừa đảo gọi điện thoại thông báo trúng thưởng (xe, điện thoại...), yêu cầu đóng phí để nhận thưởng rồi chiếm đoạt tiền.

Tình hình tội phạm sử dụng mạng xã hội với thủ đoạn dùng “bẫy tình” để lừa đảo phụ nữ chiếm đoạt tài sản có chiều hướng gia tăng với những phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, có tổ chức, chuyên nghiệp.

Đối tượng lừa đảo nhắm tới những phụ nữ có hoàn cảnh éo le hay sống độc thân, khi sử dụng điện thoại, máy tính truy cập mạng xã hội. Sau khi đã làm thân, quen biết, đối tượng lừa đảo giả thông tin gửi tiền, quà về cho bạn gái. Sau đó giả là nhân viên hải quan yêu cầu đóng phí mới được nhận quà.

6. Tuyển cộng tác viên bán hàng

Đối tượng lừa đảo với hình thức cho người bị hại đặt mua đơn hàng trên mạng, nhân tiền chiết khấu ở 1-2 lần đầu, đến đơn hàng lớn hơn sẽ bị lừa mất tiền chuyển mua hàng.

7. Mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội

Đối tượng giả danh Fanpage Facebook của BHXH Việt Nam để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Thông báo nạn nhân đang nợ tiền bảo hiểm xã hội. Yêu cầu đóng phí để chiếm đoạt.

Đối tượng gửi link web và yêu cầu người cần nhận tiền làm từ thiện nhập thông tin thẻ, mật khẩu ngân hàng… để nhận tiền. Nạn nhân nhập thông tin xong, số tiền trong tài khoản của họ “không cánh mà bay”.

Đánh vào lòng tham của con người, nhiều trang mạng xã hội liên tục gửi đến người dùng thông tin dưới danh nghĩa "Xổ số kiến thiết Miền Bắc, xổ số kiến thiết miền Nam". Đối tượng tự xưng là cho số đề là số chuẩn, nếu không đúng sẽ được hoàn phí.

10. Hack facebook, zalo... để mượn tiền

Đối tượng lừa đảo chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản facebook, zalo... nhắn tin cho bạn bè, người nhân của chủ facebook, zalo để hỏi mượn tiền.

Gọi điện thoại thông báo người thân đang nằm cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền ngay để mổ gấp.

12. Giả danh ngân hàng gửi tin nhắn kích hoạt dịch vụ

Đối tượng lừa đảo gửi link trong tin nhắn điện thoại, yêu cầu kích hoạt dịch vụ. Khi truy cập vào, nạn nhân sẽ mất hết tiền trong tài khoản ngân hàng.

Gửi link thanh toán trực tuyến tham gia sàn giao dịch ảo. Yêu cầu nạn nhân gửi tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt.

Gửi link để thanh toán trực tuyến. Yêu cầu nạn nhân gửi tiền trước đặt cọc rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Đối tượng lừa đảo sẽ chuyển một khoản tiền vào tài khoản nạn nhân. Sau một thời gian, đối tượng gọi điện yêu cầu trả tiền như một khoản vay và đóng lãi.

Cung cấp khoản vay tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, yêu cầu nạn nhân đóng phí làm thủ tục vay rồi chiếm đoạt.

17. Giả danh cán bộ xử lý vi phạm giao thông

Thông báo nạn nhân từ vi phạm lỗi giao thông và liên quan đến đường dây tội phạm, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra.

Gọi điện thoại khủng bố, đòi nợ người vay và cả bạn bè, người thân của nạn nhân.

Lập Facebook, Zalo... rồi sử dụng uy tín của lãnh đạo của nạn nhân, nhắn tin cho cấp dưới để vay tiền.

20. Giả danh nhân viên viễn thông

Đối tượng giả danh nhân viên tổng đài các doanh nghiệp viễn thông, yêu cầu khách hàng đóng cước với số tiền lớn hoặc hù dọa, gây hoang mang cho khách hàng.

Cuộc gọi lừa đảo thông báo khóa thuê bao điện thoại không phải là chiêu trò mới nhưng tái diễn ở thời điểm này, giữa lúc thuê bao điện thoại di động cần cập nhật, chuẩn hóa thông tin cá nhân theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước.

người dùng sẽ nhận được một cuộc gọi thông báo họ sắp bị khóa thuê bao và yêu cầu thực hiện theo các bước. Lúc này, các đối tượng lừa đảo tự nhận là nhân viên nhà mạng, yêu cầu người dùng cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân để kiểm tra trên hệ thống thuê bao đã đăng ký thông tin chính chủ hay chưa.

Nếu người dùng từ chối cung cấp, các đối tượng đưa ra nhiều lời đe dọa sẽ khóa thuê bao di động và yêu cầu người dùng làm theo hướng dẫn. Nếu thực hiện theo sẽ có nguy cơ mất quyền kiểm soát SIM điện thoại và kẻ xấu sẽ tiến hành chiếm đoạt các tài khoản khác như mã OTP ngân hàng, tài khoản mạng xã hội...

Cần làm gì để không bị mất tiền oan?

Với những hình thức lừa đảo như trên, để tránh bị lừa đảo, mất tiền oan, người dân cần cảnh giác: không chuyển tiền cho bất cứ ai khi chưa biết rõ họ; Cơ quan nhà nước Không làm việc qua điện thoại; Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai; Gọi điện xã nhận khi có người nhắn tin vay, mượn tiền; Các cách kiếm tiền "việc nhẹ, lương cao" trên mạng đều là lừa đảo.

Ngoài ra, người dân, khách hàng cũng có thể liên hệ với công an nơi gần nhất để thông báo và nhờ trợ giúp xác minh thông tin, đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

(ảnh: naict.tttt.nghean.gov.vn)

Kịch bản chung của các đối tượng thường là giả mạo danh tính hoặc sử dụng tài khoản mạng xã hội giả mạo để liên hệ với nạn nhân, dẫn dụ khai báo thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc nhấp vào đường liên kết, tải về ứng dụng độc hại nhằm chiếm đoạt tài chính của nạn nhân.

Các đối tượng lừa đảo thường áp dụng các thủ đoạn tác động tâm lý để tiếp cận nạn nhân như: tự nhận/giả mạo là cơ quan công quyền (công an, viện kiểm sát, cán bộ đang làm việc tại các bộ/ngành...), đơn vị cung cấp dịch vụ, các tổ chức tài chính ngân hàng, gia đình bạn bè... để đánh vào nỗi sợ hãi, lòng tham, tình cảm, chủ quan...

Các kênh thường được đối tượng lừa đảo sử dụng để tiếp cận gồm: cuộc gọi qua SIM; tin nhắn (SMS)/thư điện tử (Email); mạng xã hội; nền tảng chat OTT (Ví dụ: Zalo, WhatsApp, Viber, Telegram...). Đôi khi các đối tượng còn sử dụng trực tiếp các kênh OTT này để tiếp cận nạn nhân; Website giả mạo; các ứng dụng giả mạo.

Các phương thức chính được các đối tượng lừa đảo trực tuyến sử dụng bao gồm:

- Dẫn dụ quét mã QR hoặc vào các website lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân (để hack vào các loại tài khoản) từ đây tiếp tục lừa đảo để lấy các mã OTP, mã xác thực... hoặc hack vào các tài khoản mạng xã hội để làm bàn đạp tiếp tục lừa đảo bạn bè, người thân.

- Hướng kết nối vào các ứng dụng chat OTT để thao túng tâm lý (thường như Zalo sau đó dẫn dụ vào các OTT không được kiểm soát khác như Telegram, Viber, WhatsApp… để từ đây áp dụng các kịch bản lừa đảo khác nhau...).

- Lừa nạn nhân cài các ứng dụng giả mạo hoặc kích hoạt tệp tin có chèn mã độc hại (có đuôi như .pdf, .doc, .xlsx, .bat, .zip, .rar, .html...) để chiếm quyền thiết bị từ đó đánh cắp thông tin cá nhân, lấy tiền trong tài khoản, bôi nhọ danh dự hoặc tống tiền…

- Tác động tâm lý trực tiếp (qua điện thoại) để chiếm đoạt tiền trực tiếp (qua chuyển khoản hoặc ra ngân hàng gửi tiền cho đối tượng lừa đảo) hoặc dẫn dụ nạn nhân nhập cú pháp chuyển sang eSIM để chiếm đoạt số điện thoại của nạn nhân.

Đối tượng lừa đảo thường dẫn dụ nạn nhân bằng những cách sau đây:

- Tạo dựng lòng tin: Giả danh tổ chức uy tín như ngân hàng, cơ quan chính phủ, hoặc công ty nổi tiếng. Đối tượng sử dụng Email, tin nhắn, hoặc cuộc gọi để tạo dựng lòng tin và yêu cầu thông tin nhạy cảm từ nạn nhân.

- Kịch bản lừa đảo: Được biên soạn sẵn một cách chi tiết, và khéo léo để thao túng tâm lý nhằm mục đích dẫn dụ tạo niềm tin và sự đồng cảm từ nạn nhân. Đóng nhiều vai nhân vật khác nhau để tạo ra một câu chuyện hoàn hảo đánh động vào tâm lý của nạn nhân một cách sâu sắc.

Sử dụng biểu mẫu và giao diện giả mạo: Các trang web lừa đảo thường sao chép giao diện của các trang web chính thức, sử dụng biểu mẫu đăng nhập hoặc thanh toán giống như thật để đánh lừa người dùng.

Kích thích tâm lý: Các đối tượng lừa đảo đa phần đánh vào tâm lý: lòng tham, sự sợ hãi, tính hiếu kỳ, tính tò mò và đặc biệt là tình thương, sự thương hại của con người. Đối tượng thường tạo ra cảm giác khẩn cấp để thúc đẩy nạn nhân hành động ngay lập tức mà không suy nghĩ kỹ lưỡng. Ví dụ, họ có thể thông báo rằng tài khoản của bạn sẽ bị khóa nếu không xác nhận thông tin ngay lập tức.

- Đưa ra phần thưởng hoặc cơ hội hiếm có: Hứa hẹn giải thưởng lớn, cơ hội đầu tư sinh lời cao, hoặc cơ hội việc làm hấp dẫn để thu hút sự chú ý của nạn nhân.

- Yêu cầu hành động gấp: Đối tượng lừa đảo gửi liên kết đến các trang web giả mạo hoặc mã QR, nơi nạn nhân được yêu cầu nhập thông tin cá nhân hoặc tài khoản. Các liên kết này thường được ngụy trang dưới dạng liên kết hợp pháp hoặc phần thưởng.

- Làm giả thông báo khẩn cấp: Sử dụng thông báo giả mạo về sự cố bảo mật, viện cớ lý do nguồn tiền đang bị treo vì phải đóng thuế, cơ quan công an điều tra, lỗi tài khoản, hoặc sự kiện khẩn cấp để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin ngay lập tức.

- Kích thích sự tò mò: Gửi Email hoặc tin nhắn về sự kiện, báo cáo, hoặc tài liệu: Đối tượng lừa đảo gửi thông tin về sự kiện nóng hổi, báo cáo quan trọng, hoặc tài liệu hấp dẫn, yêu cầu nạn nhân tải xuống hoặc mở file đính kèm chứa mã độc.

Tại Việt Nam, các đối tượng lừa đảo trực tuyến có 2 mục tiêu chính là lừa đảo tài chính và lừa đảo trực tuyến khác. Trong đó 72,6% là lừa đảo trực tiếp vào tài chính, còn 27,4% là các dạng lừa đảo trực tuyến khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức lừa đảo khác đó cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.

Mục tiêu cuối cùng của đối tượng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng lừa đảo có thể tìm cách đánh cắp tiền từ tài khoản ngân hàng, ví điện tử, hoặc thẻ tín dụng của nạn nhân thông qua các kỹ thuật như phishing (lừa đảo qua Email và tin nhắn), smishing (lừa đảo qua tin nhắn SMS), hoặc vishing (lừa đảo qua điện thoại).

Các yếu tố mà đối tượng tập trung hướng đến để lợi dụng thực hiện các hành vi lừa đảo là tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người.

Cách thức các đối tượng lừa đảo trực tuyến nhận tiền lừa đảo từ nạn nhân bao gồm: chuyển khoản vào các tài khoản ngân hàng rác, các tài khoản không chính chủ được mua lại từ các đối tượng như sinh viên, hoặc các số tài khoản ngân hàng ảo; chuyển tiền qua các cổng thanh toán trực tuyến (ví dụ như thanh toán mua thẻ điện thoại: cổng Ngân lượng, Bảo kim…); chuyển tiền qua các ví điện tử như Momo, ViettelPay, VNPay…; chuyển tiền thông qua tiền ảo trên các sàn giao dịch.