Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm hạng I, II, III, IV. Mỗi một hạng sẽ có những tiêu chuẩn riêng. Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được quy định như thế nào? Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về các vấn đề này nhé.
Thăng hạng gv có cần chứng chỉ ngoại ngữ không?
Thăng hạng giáo viên có cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không? Đây là một trong những điều khiến rất nhiều người thắc mắc.
Theo thông tư mới số 01, 02, 03, 04 thì đã chính thức bỏ yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho thầy cô giáo trong tiêu chuẩn trình độ đào tạo. Thay vào đó đề cập đến yêu cầu này trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Hồ sơ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Như vậy, bài viết này chúng tôi đã mang đến cho các bạn những thông tin cơ bản về các hạng chức danh nghề nghiệp hạng 1, 2, 3, 4. Hy vọng các bạn sẽ đạt được những hạng chức danh nghề nghiệp cao nhất!
Hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên gồm những gì?
Căn cứ Nghị định 115/2020/NĐ-CP, với giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành loạt bốn Thông tư về giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở (THCS) và giáo viên trung học phổ thông (THPT).
Theo đó, với mỗi cấp học, hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên gồm ba hạng: Hạng I, hạng II và hạng III. Tuy nhiên, để phân biệt các cấp học thì mã số chức danh nghề nghiệp của các cấp học sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Giáo viên mầm non: Gồm ba hạng là hạng I mã số V.07.02.24; hạng II là mã số V.07.02.25 và hạng III là mã số V.07.02.26 (căn cứ Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT).
- Giáo viên tiểu học: Cũng gồm ba hạng nhưng mã số khác với giáo viên mầm non. Cụ thể gồm: Hạng III là mã số V.07.03.29; hạng II là mã số V.07.03.28; hạng I là mã số V.07.03.27 (căn cứ Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT).
- Giáo viên THCS: Gồm ba hạng như sau: Hạng III là mã số V.07.04.32; hạng II là mã số V.07.04.31 và hạng I là mã số V.07.04.30 (theo Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT).
- Giáo viên THPT: Đối tượng giáo viên này cũng gồm ba hạng lần lượt là: Hạng III là mã số V.07.05.15; hạng II là mã số V.07.05.14; hạng I là mã số V.07.05.13 (theo Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT).
Quy chế thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một ngành, lĩnh vực.
Các quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm: Luật Viên chức số 58/2010/QH12; Nghị định số 29/2012/NĐ-CP; thông tư 12/2012 của Bộ Nội Vụ…
Hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành có định nghĩa về viên chức một cách đơn giản là những người có hợp đồng làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, thường thấy là các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu… thuộc sự quản lý của nhà nước. Do đó, đối với chế độ lương của viên chức là chế độ tiền lương do nhà nước chi trả và được tính theo ngạch bậc.
Hàng chức danh nghề nghiệp viên chức đã được quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP, theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II, hạng III và hạng IV.
Quy định về hàng chức danh nghề nghiệp viên chức cũng vẫn được quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP, Chính phủ đã bổ sung thêm một chức danh nghề nghiệp. Cụ thể, hiện nay, căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp:
– Chức danh nghề nghiệp hạng I;
– Chức danh nghề nghiệp hạng II;
– Chức danh nghề nghiệp hạng III;
– Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
– Chức danh nghề nghiệp hạng V .
Theo như quy định của pháp luật hiện hàn thì hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Do đó, chức danh nghề nghiệp viên chức xếp theo năm hạng như đã được nêu ra ở trên. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau: chức danh nghề nghiệp hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV, hạng V.
Bên cạnh đó, quy định của pháp luật hiện hành thì việc hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức sẽ không ngừng được thăng hạng. do đó, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo như quy định sẽ căn cứ dựa trên vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và phù hợp với cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cũng dựa trên quy định của pháp luật này thì việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thông qua thi hoặc xét thăng hạng. Do đó, mà viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật. Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
– Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
– Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
– Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp và thời gian đó được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
Chức danh nghề nghiệp là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung về chức danh nghề nghiệp được pháp luật định nghĩa như thế nào? Tác giả sẽ gửi tới quý bạn đọc về định nghĩa chức danh được hiểu một cách đơn giản là một vị trí của một cá nhân mà được xã hội các tổ chức thừa nhận như tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị, có thể ví dụ như Giáo sư, Phó Giáo sư, Bộ trưởng, Tiến sĩ, Thứ trưởng Bác sĩ, cử nhân, chiến sỹ, Thủ tướng Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Viên chức định nghĩa về chức danh nghề nghiệp được xác định là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Do đó, Chức danh nghề nghiệp được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý, được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý Theo quy định của Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về chức danh nghề nghiệp.
Như vậy từ chức danh của một cá nhân ta có thể thấy được những thông tin như trình độ năng lực, chức vị, vị trí trong xã hội cũng như một tổ chức nhất định. Tổ chức này phải được xã hội cũng như pháp luật thừa nhận. Đông thời việc thông qua chức danh ta cũng sẽ thấy được sự quản lý cũng như cách thức có thể tuyển dụng được vào vị trí mà người đang nắm giữ chức danh hiện tại.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP cũng quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức gồm các nội dung sau đây:
– Tên của chức danh nghề nghiệp;
– Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
– Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì chức danh của các cá nhân sẽ gắn liền luôn với chức vụ. Chẳng hạn như giáo viên sẽ có chức vụ giáo viên ngay trong trường học và được công nhận bởi tổ chức là trường học người đó đang làm việc và được xã hội công nhận bởi chức danh người đó là giáo viên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có một số chức danh lại không đi cùng chức vụ và ngược lại.