Một số quy định pháp luật về bạo lực gia đình
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(ANTV) - Làn sóng đình công và biểu tình phản đối dự luật cải cách hưu trí tại Pháp đã bước sang ngày thứ 12 với một cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở thủ đô Paris. Vụ việc diễn ra ngay trước thềm phán quyết về dự luật gây tranh cãi này trong hôm nay 14/4.
Bộ Nội vụ Pháp cho biết khoảng 380.000 người đã tham gia cuộc tổng đình công toàn quốc lần thứ 12 do các nghiệp đoàn tại nước này tổ chức, nhằm phản đối kế hoạch cải cách chế độ hưu trí của Chính phủ. CGT, nghiệp đoàn lớn nhất của Pháp, khẳng định số người tham gia vượt 1 triệu người.
Đụng độ đã nổ ra trên Quảng trường Bastille và bên ngoài Ngân hàng Trung ương ở Paris, khi cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay về phía người biểu tình nhằm giải tán đám đông. Một số người biểu tình đã bị cảnh sát bắt giữ.
Đình công và biểu tình tiếp diễn sau khi cuộc đàm phán giữa đại diện cho 8 nghiệp đoàn chính tại Pháp với Thủ tướng Elizabeth Borne trong ngày 5/4, vốn được cho là nỗ lực cuối cùng để giải quyết những mâu thuẫn về cải cách chế độ hưu trí, đã thất bại.
Dự kiến, Hội đồng Hiến pháp Pháp sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về cải cách hưu trí trong tối 14/4, cửa ải cuối cùng trước khi kế hoạch này được ký thành luật.
Châu Âu thành lập lực lượng đặc nhiệm về ChatGPT
Châu Âu đang tiếp tục siết chặt kiểm soát ChatGPT - chatbot của công ty OpenAI. Cơ quan Bảo vệ dữ liệu châu Âu (EDPB) hôm 13/4 vừa thành lập một lực lượng đặc nhiệm để giúp các quốc gia ứng phó với ứng dụng trí tuệ nhân tạo này.
Cơ quan Bảo vệ dữ liệu châu Âu nêu rõ quyết định triển khai lực lượng đặc nhiệm chuyên trách để thúc đẩy hợp tác và trao đổi thông tin về các hành động pháp luật có thể áp dụng đối với ChatGPT. Các nước thành viên cũng hy vọng sẽ phối hợp với nhau đưa ra chính sách chung về ChatGPT, song việc này sẽ cần nhiều thời gian.
Vấn đề trên đã được đưa vào chương trình làm việc của Cơ quan Bảo vệ dữ liệu châu Âu sau đề nghị của Tây Ban Nha hồi đầu tuần này.
Trước đó hôm 31/3, công ty OpenAI đã buộc phải đình chỉ ChatGPT tại Italia, sau khi chính quyền tạm thời hạn chế dịch vụ này và bắt đầu điều tra do nghi ngờ vi phạm các quy tắc về quyền riêng tư.
TP - Tại Trung Quốc, nhiều đàn ông đã trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Các nhà lập pháp Trung Quốc đang dần nhận thức được tính nghiêm trọng và cấp bách của việc bảo vệ các nạn nhân là nam giới trong các vụ bạo lực gia đình.
Theo “Kinh Hoa thời báo”, ngày 30/11/2016, ông Trương ở Môn Đầu Kiều, Bắc Kinh đến tòa án khởi tố vợ và xin ly hôn vì không chịu nổi bạo hành thân thể từ phía bà vợ. Sau khi điều tra xem xét; ngày 3/12/2016 tòa án đã ra quyết định cấm mọi hành vi bạo lực và quấy rối của bà vợ đối với ông.
Tòa án cho rằng, việc ông Trương xin được bảo hộ phù hợp với quy định về điều kiện xin được bảo hộ trong “Luật chống bạo lực gia đình” nên đã đưa ra quyết định trên. Đây là trường hợp đầu tiên tòa án thành phố Bắc Kinh áp dụng lệnh bảo vệ đối với một đương sự là đàn ông.
Tại An Huy, ngày 31/8/2016 các nhân viên tòa án đã cùng cảnh sát Dĩnh Nam và các cán bộ hội phụ nữ tiến hành thông báo Lệnh bảo hộ thân thể theo yêu cầu của một người chồng. Đây là quyết định đầu tiên kiểu này ở An Huy.
Theo báo chí, hai vợ chồng ông Khương và bà Trịnh xảy ra mâu thuẫn trong 2 năm gần đây do vấn đề kinh tế và con cái, thường xuyên xảy ra tranh chấp, sau phát triển thành vũ lực, ông Khương tuổi cao và yếu hơn nên thường bị vợ đánh đập.
Ở Đan Đông, Liêu Ninh, đầu năm 2016 xảy ra vụ ông chồng Lưu Cương bé nhỏ không may mắn vì bà vợ Triệu Hân vốn là đô vật nữ. Lúc đầu họ sống với nhau hạnh phúc, nhưng sau khi mở một quán ăn thì bà vợ thay đổi hẳn.
Lưu Cương thì tất bật phục vụ, làm đủ mọi việc; bà vợ chỉ ngồi thu tiền, tán gẫu với khách rồi còn có quan hệ mờ ám với khách. Lưu Cương thấy khó chịu, đầu tiên họ cãi nhau, rồi tiến tới “võ đấu”. Mỗi lần ẩu đả, Lưu Cương đều là kẻ chịu thiệt vì không địch nổi vợ. Ông muốn ly hôn nhưng con còn nhỏ, đành cứ mỗi lần bị đánh lại gọi cảnh sát đến cứu.
Hình nhân để các nạn nhân bạo lực gia đình trút giận.
Tư liệu của Hội phụ nữ Tứ Xuyên cho thấy, trong số 1.845 đơn thư kêu cứu vì nạn bạo lực gia đình, chỉ có 2% là của các ông chồng, trong khi thực tế tỷ lệ lớn hơn nhiều. Luật sư Dương Thiệu Cương, một người tham gia nhiều vụ án về bạo lực gia đình cho biết: Nói đến bạo lực gia đình, người ta thường nghĩ ngay đến những người bị hại là phụ nữ và trẻ em.
Trên thực tế, đàn ông cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn này, nhiều nhất là “bạo lực lạnh” như khinh rẻ, nhục mạ, mà kiểu “bạo lực lạnh” này nhiều khi còn gây nên hậu quả nghiêm trọng hơn cả bạo hành thân thể.
Khi phụ nữ bị bạo hành, họ thường tìm kiếm sự bảo vệ ở bạn bè thân hữu hoặc trình báo chính quyền, cơ quan pháp luật; còn khi đàn ông bị bạo hành thường nhẫn chịu hoặc giải quyết bằng cách xin ly hôn, rất ít người tố giác hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ, bảo vệ từ người khác.
Việc ra đời “Luật chống bạo lực gia đình” đã tạo căn cứ pháp luật hữu hiệu để họ bảo vệ mình, nhưng trong đời sống thực tế, hiện tượng đàn ông bị bạo hành luôn bị coi nhẹ.
Báo “Trùng Khánh buổi sáng” đưa tin, theo kết quả điều tra của một cơ quan công ích, trong số những người đàn ông được hỏi, có tới 80% nói đã từng bị bạo lực gia đình, chủ yếu là “bạo lực lạnh”, kế đó là bị cào cấu, túm tóc, số ít bị vật cứng tác động vào cơ thể.
Luật hình sự sửa đổi thực thi từ ngày 1/11/2015 lần đầu tiên mở rộng đối tượng bị xâm hại của tội “dâm ô” từ “phụ nữ” thành “người khác”, về bản chất là đã đưa nạn nhân là nam giới vào phạm vi bảo hộ của pháp luật.
Việc sửa đổi này cho thấy các nhà lập pháp Trung Quốc đang dần nhận thức được tính nghiêm trọng và cấp bách của việc bảo vệ các nạn nhân là nam giới trong các vụ án loại này.
Vì vậy, đã đến lúc những nạn nhân giới mày râu cần dũng cảm đứng lên sử dụng biện pháp pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; bảo vệ bản thân, cũng là giúp đỡ cả xã hội.
Đúng ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), Trung tâm Tỵ nạn bạo lực gia đình thành phố Thẩm Dương đã khánh thành đưa vào sử dụng. Điều bất ngờ là trong trung tâm có một khu ở riêng cho các ông chồng bị vợ bạo hành với những đồ dùng sinh hoạt đầy đủ.